Bài 44: Gan heo áp chảo
Hà thủ ô: 20g
Câu kỷ tử: 30g
Gan heo: 100g
Rượu, xì dầu, giấm ngon, tinh bột nước, Mộc nhĩ, cải canh, gừng, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Hà thủ ô, Câu kỷ tử cho vào một túi vải sạch buộc chặt miệng túi, cho vào nồi ngâm một chốc nấu sôi kỹ trong khoảng 30 – 40 phút; nấu tiếp nước hai như lần đầu, lọc lấy nước 2 lần nấu cô còn khoảng 50 ml. Tiếp theo cho Mộc nhĩ (đã được ngâm nước cho nở), Cải canh, hành hoa, tỏi, rượu, gừng (bặm vụn), xì dầu, giấm, nước thuốc xào gan heo đã chín tới, thêm gia vị vừa đủ, đun sôi là được. Dùng làm thức ăn trong bữa ăn.
Công dụng: Tư bổ can thận.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính thể can thận âm hư.

Bài 45: Dạ dày heo nhồi đương quy
Dạ dày heo: 1 cái
Đương quy: 20g
Sơn tra: 30g
Ý dĩ nhân: 200g
Táo đỏ: 20g
Xì dầu, gia vị vừa đủ
Cách chế biến: Đem các thứ rửa sạch, để ráo nước, Đương quy rửa bằng rượu, Sơn tra, Ý dĩ nhân ngâm cho nở. Tất cả trộn đều, cho vào trong Dạ dày heo, khâu kín miệng lại đem hấp chín, sau đó lấy ra thái nhỏ Dạ dày. Khi ăn, ăn Ý dĩ, Táo, Dạ dày chấm xì dầu.
Công dụng: Kiện tỳ lợi thấp, thanh nhiệt trừ đàm, hoạt huyết hóa ứ.
Chủ trị: Viêm gan cấp, mạn tính có các triệu chứng bụng trướng đầy, ăn uống kém, sườn đau.
Bài 46: Gà hấp câu kỷ hoài sơn
Cây kỷ tử: 30g
Gà mái tơ: 1 con (hoặc thịt gà vừa đủ)
Hoài sơn: 50g
Nấm hương, măng thái lát, Bít-tết (hoặc Dăm-bông), gia vị vừa đủ dùng.
Cách chế biến: Gà đem làm sạch lông, mổ bỏ nội tạng, chặt bỏ móng chân, rửa sạch, đem nhúng nước sôi, vớt ra, đặt ngửa trên một cái bát to, cho tất cả nấm hương, Hoài sơn, măng, Câu kỷ tử, Bít-tết (hoặc Dăm-bông), gia vị vào bát đựng gà…, bỏ vào lồng hấp trong 2 giờ, thấy thịt gà chín nhừ là được. Dùng làm thức ăn kèm trong bữa ăn.
Công dụng: Tư bổ can thận, kiện tỳ dưỡng huyết.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính thể can thận âm hư có các triệu chứng người mệt mỏi yếu sức, váng đầu, tai ù mắt hoa, lưng gối đau mỏi…
Bài 47: Gà ác hầm tam thất
Gà ác: 1 con
Hương phụ: 12g
Bạch thược: 12g
Bạch truật: 15g
Xuyên khung: 12g
Tam thất: 4g
Gia vị đủ dùng
Cách chế biến: Gà ác đem vặt lông, mổ bụng bỏ nội tang, rửa sạch, chặt từng miếng cho vào nồi; các vị thuốc cùng đựng trong một túi vải sạch, buộc miệng túi lại, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, muối, gia vị, nấu dến khi thịt gà chín nhừ, vớt túi thuốc ra, ăn thịt gà, uống nước canh.
Công dụng: Thư can hòa khí, hoạt huyết hóa ứ, ích khí dưỡng huyết.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính, xơ cứng gan có các triệu chứng vùng gan đau, gan lách sưng to, suy nhược cơ thể.
Bài 48: Gà hầm nấm hương

Nấm hương tươi: 250g
Gà non: 1 con (hoặc thịt gà vừa đủ)
Bột ngũ vị hương, rượu màu, gừng, hành, gia vị… đủ dùng
Cách chế biến: Gà đem giết, bỏ lông, nội tạng, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ đun to lửa cho đến khi sôi, hớt bỏ lớp bọt; cho rượu màu, gừng lát, ngũ vị hương vào, đun nhỏ lửa hầm cho đến khi thịt nhừ; cho nấm hương (đã rửa sạch, thái nhỏ) vào, đun tiếp đến khi nấm hương chín, cho hành và gia vị vào là được. Dùng ăn kèm trong bữa ăn.
Công dụng: Kiện tỳ ích khí, bổ huyết dưỡng huyết.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính, có các triệu chứng tâm tỳ đều hư, suy nhược cơ thể.
Bài 49: Trứng gà hấp câu kỷ
Trứng gà: 1 – 2 quả
Câu kỷ tử: 30g
Muối một ít
Cách chế biến: Đập trứng gà vào bát, cho Câu kỷ tử và muối vào, thêm tí nước, đánh đều, đem hấp cách thủy cho chín. Dùng làm thức ăn trong bữa ăn.
Công dụng: Bổ dưỡng can thận, ích tinh bổ huyết.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính thuộc thể can thận âm hư, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Bài 50: Vịt hầm đông trùng hạ thảo
Vịt (chọn loại vịt già): 1 con
(hoặc thịt vịt vừa đủ)
Đông trùng hạ thảo: 10 cái
Gia vị vừa đủ dùng
Cách chế biến: Vịt làm sạch lông, mổ vịt bỏ nội tạng, đem rửa sạch; Đông trùng hạ thảo đem nhồi vào bụng vịt, cho vào nồi hầm đến khi thịt chín nhừ, cho thêm gia vị vừa đủ là được. Dùng làm thức ăn trong bữa ăn.
Công dụng: Tư bổ can thận, ích khí sinh tân dịch.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính thuộc thể can thận âm hư, suy nhược cơ thể, người mang (nhiễm) virus viêm gan B.
Theo Healthplus.vn