Bệnh trĩ ngoại và các cấp độ? Trĩ ngoại là gì? Trĩ ngoại có những triệu chứng gì? làm sao để nhận biết trĩ ngoại? là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm muốn biết đáp án, qua bài viết này chúng tôi cung cấp thông tin về bệnh trĩ ngoại, triệu chứng và cách điều trị trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại và các cấp độ

Bệnh trĩ ngoại và các cấp độ
Trĩ ngoại là do đám rối tĩnh mạch phía dưới đường lược ở vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và hình thành búi trĩ ngoại. Đây là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn, tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại khi đi khám dẫn đến nhiều trường hợp đi khám khi các triệu chứng đã nặng.
Trĩ ngoại không phân thành cấp độ, các búi trĩ xuất hiện từ bên dưới đường lược, bên ngoài hậu môn được che phủ bởi niêm mạc hay da ở phần rìa của hậu môn, gây ngứa rát, đau đớn, vướng và cộm cộm tại vùng hậu môn của bệnh nhân.
Trĩ ngoại rất dễ nhận biết, người bệnh có thể nhìn hay sờ thấy búi trĩ bằng mắt thường, ban đầu trĩ ngoại có màu đỏ sậm nhro bằng hạt đỗ, chỉ gây ngứa rát, cộm cộm, không có triệu chứng chảy máu, về sau búi trĩ phát triển nặng hơn, gây tắc mạch, dẫn đến phù nề, chảy máu, khi đó bệnh nahan phải phẫu thuật để lấy cục máu đông ra khỏi búi trĩ, bênh cũng theo đó mà khỏi.
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại và các cấp độ
Nguyên nhân của bệnh trĩ vẫn chưa được xác định một cách chính xác, chỉ có một vài yếu tố được coi là thuận lợi, làm cho bệnh phát triển mạnh hơn sau :
– Táo bón kinh niên, táo bón kéo dài khiến người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh khi đi cầu đây chính là nguyên nhân chính gây áp lực cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng và hình thành búi trĩ.
– Những đối tượng thường xuyên phải đứng hay ngồi quá lâu như công nhân, nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe… gây áp lực cho vùng hậu môn trực tràng dẫn đến bệnh trĩ.
– Phụ nữ mang thai thường xuyên phải cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, ngoài ra máu phải lưu thông để nuôi thai nhi, thai nhi phát triển chèn ép vùng hậu môn trực tràng, máu không thể lưu thông và tồn đọng lại do dó dẫn đến bệnh trĩ.
– Viêm nhiễm vùng hậu môn do vệ sinh không sạch sẽ, gây tổn thương vùng hậu môn, hậu môn bị nhiễm trùng, phù nề…
Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Bệnh trĩ ngoại và các cấp độ
Trước tiên để phòng ngừa bệnh trĩ bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, Ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước trong ngày ( > 2 lít /ngày). Không sử dụng thường xuyên các loại thức ăn có thể gây táo bón như : Rượu, bia, đồ ăn nhanh gây khó tiêu, đồ chiên xào, thực phẩm chứa chất béo, cay nóng, chất kích thích.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp bạn loại bỏ được bệnh trĩ một cách triệt để, không nên ngồi một chỗ, đứng một chỗ quá lâu, thường xuyên tránh các công việc nặng nhọc gây áp lực cho vùng ổ bụng, không nên ngồi lâu trên cầu tiêu. Luyện tập thói quen đi tiêu đúng giờ và một giờ nhất định.Tập thể dục điều độ, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Kết hợp với vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, hàng ngày.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ngoại, cách nhận biết, phòng ngừa và điều tị bệnh trĩ ngoại như thế nào? để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.1259 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Theo Healthplus.vn