I. Viêm gan B truyền bá như thế nào?
Nói một cách đơn giản, viêm gan B là do nguồn virut gan B qua các con đường truyền bá khác nhau đi vào trong đường ruột của những người dễ bị lây nhiễm mà hình thành sự truyền bá virut gan B.
Người trong cơ thể mang virut gan B là nguồn truyền nhiễm gan B, không kể có men chuyền ammoniac tăng cao hay không bao gồm người bị viêm gan B và người mang virut gan B mà không có chứng trạng gì. Huyết dịch, nước ở ngực, nước ở bụng, nước ối, nước bọt, nước sữa, tinh dịch, chất phân tiết ở âm đạo của nhưng người này đều chứa virut gan B.
Mọi người đều có thể bị lây nhiễm virut gan B, tức là nói mọi người đều là nhóm người dễ bị lây virut gan B, trong đó những hộ lý trong bệnh viện và người trong gia đình có người bị bệnh gan B mắc hệ số lây nhiễm virut gan B gấp mấy lần, bị gọi là “nhóm người có nguy cơ lây nhiễm virut gan B cao”. Cơ thể tiêm chủng vacxin gan B sẽ sinh ra sức miễn dịch tốt, sẽ không bị lây nhiễm viêm gan B nữa, về y học gọi là “bào vệ nhóm người dễ nhiễm gan B”.

Con đường truyền bá là cầu nối giữa virut gan B từ nguồn truyền nhiễm đến nhóm người dễ nhiễm gan B, là thông qua sự tiếp xúc huyết dịch, các chất dịch khác từ nguồn truyền nhiễm mà truyền bá, cụ thể là chủ yếu thông qua bốn con đường dưới đây để truyền bá.
(1) Truyền bá bằng huyết dịch: Chỉ cần chuyền vào trong cơ thể một lượng huyết có virut gan B rất nhỏ (0,04ml) là sẽ lây nhiễm. Sử dụng bơm tiêm, kim xăm mình không sạch đều là cần đường truyền bá virut gan B.
(2) Truyền bá qua đường tiếp xúc tình dục: Người mắc bệnh viêm gan B và người mang virut gan B có thể kiểm trắc nước bọt, tinh dịch và chất phân tiết ở âm đạo mà tìm thấy virut viêm gan B (hôn hít sâu), sinh hoạt tình dục không mang ba cao su đều có thể bị lây nhiễm virut gan B.
(3) Truyền bá giữa mẹ và con: Thông thường cho rằng có khoảng 1/3 số người mang virut gan B do nguồn truyền bá từ mẹ con. Virut gan B có thể xuyên qua bọc thai hoặc trong quá trình sinh nở có thể qua chỗ niêm mạc da bị rách rất nhỏ mà truyền nhiễm cho thai nhi, thai nhi còn có thể do hút máu có virut gan B từ mẹ, hút nước ối và chất phân tiết ở âm đạo mà bị truyền nhiễm. Bú sữa mẹ, mẹ vỗ về ôm ấp con đều gây truyền bá từ mẹ qua con.
(4) Tiếp xúc chặt chẽ qua sinh hoạt thường ngày: Tiếp xúc chặt chẽ ở đây muốn nói là tiếp xúc thân thể nhiều lần, như tiếp xúc giữa tình nhân với nhau, tiếp xúc giữa bố mẹ và con cái, mà có thể truyền bá virut gan B. Cùng sống trong một ngôi nhà, cùng ngồi làm việc, học tập ăn uống với nhau, cùng nắm tay nhau thường không truyền bá virut viêm gan B. Về lý luận mà nói, qua muỗi, trùng hút máu,có thể gây nên truyền bá viêm gan B, nhưng đến nay chưa phát hiện có tình huống này.
II. Sao gọi là “đại tam dương” “tiểu tam dương” gan B?
Nếu nghi ngờ lây nhiễm virut gan B, thông thường phải kiểm trắc kháng nguyên bề mặt gan B trong huyết dịch (HBsAg), kháng thể bề mặt gan B (kháng – HBs), kháng thể hạt nhân gan B (kháng – HBC), kháng nguyên e gan B (HBeAg), và kháng thể e gan B (kháng – HBe) tục gọi là hai đôi nửa gan B. Tục gọi “đại tam dương” là nói kháng nguyên bề mặt gan B (HBsAg), kháng nguyên e gan B(HBsAg), kháng thể hạt nhân gan B, là 3 chỉ tiêu dương tính. “Tiểu tam dương” là nói kháng nguyên bề mặt gan B (HBsAg), kháng thể e gan B (kháng – HBe), kháng thể hạt nhân gan B (kháng – HBe) là 3 chỉ tiêu dương tính, còn những cái khác là 2 âm tính.
III. Có phải “tiểu tam dương” nhất định tốt hơn “đại tam dương” không?
Trước đây từng cho rằng “đại tam dương” biểu thị lây nhiễm virut gan B. Tái tạo sôi nổi, mang tính truyền nhiễm , bệnh tình nặng, dự phòng về sau kém; “tiểu tam dương” biểu thị virut gan B ngừng tái tạo, không mang tính truyền nhiễm, bệnh tình nhẹ, dự phòng về sau khá. Những năm gần đây, nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh, nhận thức này không chuẩn xác. Dù là “đại tam dương” hay là “tiểu tam dương” đều mang tính truyền nhiễm, chẳng qua là ở mức độ khác nhau. Thông thường người bệnh “đại tam dương” thì virut tái tạo sôi nổi, hàm lượng virut trong huyết dịch cao, tính truyền nhiễm mạnh, người bệnh “tiểu tam dương” thì virut tái tạo không sôi nổi, hàm lượng virut trong huyết dịch tương đối ít, tính truyền nhiễm tương đối yếu. Nhưng đó không phải là tuyệt đối, số ít người bệnh nhân trong cơ thể virut viêm gan B đồi khác, biểu hiện là “tiểu tam dương” nhưng trong huyết dịch lại đo được HBV – DNA (virut gan B) rất nhiều, chứng tỏ trong cơ thể vẫn có virut gan B tái tạo sôi nổi, đương nhiên là có tính truyền nhiễm mạnh.

“Đại tam dương” và “tiểu tam dương” liên quan tới bệnh tình viêm gan, phải phân tích cụ thể, không thể nói chung chung được. Cả hai đều có thể thấy ở người mang virut gan B cấp tính, viêm gan B mạn tính, gan xơ cứng và u gan. Người nhiễm gan B cấp tính, lúc mới phát bệnh đều biểu hiện là “đại tam dương” nhưng về sau chuyền tốt, nhiều người bị bệnh gan xơ cứng biểu hiện là “tiểu tam dương” nhưng bệnh tình vẫn tiến triển không ngừng. Nếu như virut bệnh gan biến đổi khác lạ ở trước khu C, sẽ biểu hiện là “tiểu tam dương” nhưng trên thực tế virut bệnh vẫn tái tạo sôi nổi. Loại “tiểu tam dương” này không phải là một hiện tượng tốt, chứng viêm gan và hoại tử thường tồn tại kéo dài, dễ phát sinh viêm gan nặng và xơ cứng gan. Vì vậy phải căn cứ vào tiền sử bệnh. Tình hình điều trị, kiểm trắc công năng gan và hình thái biến đổi của gan mà phân tích cụ thể, không thể cô lập, tách riêng “đại tam dương” và “tiểu tam dương” để phán đoán bệnh tình.
Theo Healthplus.vn