I. Mang thai kèm viêm gan có đặc điểm gì, phòng chữa như thế nào?
Mang thai kèm viêm gan do virut nếu phát sinh ở thời kì đầu mang thai, chứng trạng tương đối nhẹ, sau khi phòng ngừa chuyển tốt, ít phát theo cùng bệnh sản khoa, phát sinh vào cuối kì dễ kèm theo trúng độc mang thai; phát sinh ở thời kì sinh đẻ và con mọn, dễ dẫn tới xuất huyết lớn và lây nhiễm kế phát trong tử cung và chứng bại huyết. Mang thai kèm theo viêm gan nặng có thể chuyển xấu nhanh chóng trong thời gian ngắn, hệ số chết bệnh cao.
Viêm gan do virut ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ sơ sinh như sẩy thai, đẻ sớm, chết thai, trẻ sơ sinh bị ngạt nhưng không làm thai bị biến dạng. HBeAg của mẹ dương tính, cơ hội lây nhiễm của trẻ sơ sinh rất lớn.

Mang thai kèm theo viêm gan do virut, có thể tiếp tục mang thai. Hiện nay một số học giả cho răng bản thân phẫu thuật đã làm cho gan phải gánh chịu nặng nhưng việc điều trị bệnh viêm gan do virut càng cần tích cực. Nếu viêm gan loại hoàng đản nên nằm viện điều trị, xử lý theo chứng viêm gan nặng. Tìm cách chữa khỏi viêm gan rồi mới sinh đẻ.
Nếu chứng trạng tương đối nặng, toàn thân mệt mỏi, lại buồn nôn, nôn mửa, men ngưng huyết hoạt động kém, cần cấp cứu theo loại viêm gan nặng. Khi sinh nếu sức rặn kém, thai không ra, cần tìm mọi cách để thai nhi mau ra, khi sinh nếu hoàng đản tương đối sâu, cần tích cực phòng ngừa đại xuất huyết, cho uống vitamin K, truyền huyết tương mới hoặc huyết mới. Khi sinh phải giữ tốt hội âm, sau khi sinh phải cho uống thuốc co tử cung. Để phòng ngừa lây nhiễm kế phát, sau khi sinh nên sử dụng thuốc kháng sinh theo quy định thông thường, ngoài ra sau khi sinh cần hồi sức, cách ly mẹ con nuôi theo phương pháp nhân tạo. Ở mẹ HBsAg dương tính nhất là người bị kèm theo HBsAg dương tình, trẻ mới sinh ra càn tiêm chủng ngay vacxin gan B, tiêm chủng càng sớm càng tốt, chậm nhất không quá 24 giờ.
II. Viêm gan tuổi già có đặc điểm gì?

Người từ 60 tuổi trở lên bị viêm gan gọi là viêm gan tuổi già. Đặc điểm chủ yếu là:
(1) Số người già viêm gan chỉ chiếm 2% -3% tổng số người viêm gan. Qua kiểm tra, vẫn là viêm gan B là chính chiếm 48,1% – 65,5%, còn tỷ lệ viêm gan C, D, A, E chưa các định được.
(2) Hệ số viêm gan hoàng đản đạt tới 70% – 80%, mức độ sâu, thời gian kéo dài: thanh niên vị viêm gan hoàng đản thường 2 – 4 tuần là mất, còng người già phải 1 – 2 tháng mới khỏi.
(3) Chứng viêm gan tương đối nặng, hệ số phát bệnh viêm gan nặng tương đối cao, theo báo cáo lên tới 20% – 40%.
(4) Lây nhiễm sang các tạng khác cũng nhiều như lây nhiễm sang phổi, hệ tiết niệu, vòm bụng đạt tới 50%.
(5) Một số ca bệnh ở thời kì đầu giống như viêm gan hoàng đản thông thường, nhưng do ảnh hưởng của chứng trạng kèm theo làm cho bệnh tình nặng hơn.
(6) Loại viêm gan ứ nước mật tương đối nhiều, chuyền thành viêm gan mạn tính chiếm tỷ lệ từ 45% trở lên, gan biến chứng chiếm khoảng 25%.
(7) Khi bệnh nhân viêm gan đồng thời nói lảm nhảm, ảo giác, có hành động khác thường, cần kiểm tra sodium trong huyết, phân biệt rõ với hôn mê gan ở thời kỳ đầu.
Tóm lại, hệ số chết bệnh do viêm gan tuổi già tương đối cao, sau bệnh hồi phục kém. Cho nên người già khi xuất hiện viêm gan cần được khám chữa kịp thời, dù bệnh tình khi nhập viện như thế nào, vân phải xử lý theo kiểu mắc viêm gan nặng.
Theo Healthplus.vn