I. Có những nguyên nhân nào làm cửa hậu môn bị thu hẹp lại? cách phòng ngừa như thế nào?
– Hẹp hậu môn tạm thời: là bệnh thuộc loại về chức năng, có thể tự phục hồi. Chủ yếu là do các cơ khống chế thần kinh cửa hậu môn bị tê liệt. Do rất nhiều nguyên nhân gây ra, thí dụ như: người mắc bệnh thần kinh, bệnh về đường tiết niệu và bệnh về trực tràng hậu môn,…. Phương pháp dự phòng là phải sớm áp dụng những phương pháp hữu hiệu nói trên, để ngăn ngừa phát sinh chứng hẹp hậu môn tạm thời. Nếu vừa phát bệnh áp dụng ngay châm cứu hay tập khí công thì bệnh cũng có thể phục hồi nhanh chóng.

– Hẹp hậu môn vĩnh viễn: thường thường, loại hẹp hậu môn này nếu không phẫu thuật thì không thể tự hồi phục được. Nguyên nhân gây ra bệnh này cũng rất nhiều, như hẹp do bẩm sinh,… nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là do những tổn thương khi phẫu thuật trở thành sẹo ở hậu môn và co rút lại. Phương pháp dự phòng:
– Khi phẫu thuật tránh tạo vết mổ quá to và làm tổn thương nhiều mô.
– Sau phẫu thuật phải làm tốt khâu tránh viêm nhiễm cho miệng vết thương, sớm dùng thuốc Đông y để xông hơi hoặc ngồi ngâm nước nóng cửa hậu môn, đảm bảo đại tiện thông suốt, kịp thời thực hiện xoa bóp xung quanh cửa hậu môn và vận động cửa hậu môn, thúc đẩy tuần hoàn máu cửa hậu môn và phục hồi chức năng của các cơ, đợi miệng vết thương lành trở lại, lập tức tiến hành mở hậu môn để tránh hẹp cửa hậu môn.
II. Nguyên nhân nào gây ra xuất huyết sau phẫu thuật trĩ? Cách phòng ngừa như thế nào?

Sau phẫu thuật trĩ, có rất nhiều nguyên nhân có liên quan đến việc đi ngoài ra máu. Thường có một số nguyên nhân sau:
– Chữa trị bệnh trĩ chưa triệt để. Bất kể áp dụng phương pháp trị liệu nào, nếu trong quá trình chữa trị còn để sót trĩ thì đó chính là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra chảy máu. Trong kiểm tra lâm sàng, tác giả phát hiện thấy, người bệnh chữa trị bằng tia lade, các khe hở của trĩ sót lại thường chảy máu liên tục. Vì vậy, trong quá trình chữa trị bất kể áp dụng phương pháp nào, nhất định phải giải loại trừ trĩ tận gốc.
– Sau khi chữa trị, niêm mạc và da của ống hậu môn mới hình thành sẽ bị dễ nứt, chảy máu khi để phân khô táo. Phương pháp dự phòng là tránh táo bón và hiện tượng phân khô sau khi chữa trị.
– Sau khi chữa trị, trĩ lại tái phát hoặc trĩ mới lại mọc ra, đi đại tiện cũng sẽ ra máu. Trong trường hợp này, sau khi chữa trị phải dặn bệnh nhân kỹ càng về nguyên nhân và cách phòng ngừa để tránh tái phát hoặc sinh ra trĩ mới.
Theo Healthplus.vn