I. Co thắt thực quản lan tỏa.

Co thắt thực quản lan tỏa là một rối loạn tính di động hiếm thấy, có đặc điểm là khó nuốt chất rắn và chất lỏng không liên tục và thường không tiến triển, Các thời kỳ nuốt bình thường có thể xen kẽ với các thời kỹ khó nuốt, thường là nhẹ Khó nuốt có thể do stress, khối thức ăn to, các chất lỏng nóng hoặc lạnh. Các bệnh nhân cũng có thể nhận thấy đau trước ngực, có thể lẫn với cơn đau thắt ngực nhưng thường không do gắng sức. Đau thường không liên quan với ăn. Chụp thực quản với barit có thể phát hiện co bóp đồng thời (hàng ba) có đặc điểm bề ngoài như cái mở nút chai hoặc “chuỗi hạt” . Khi đo áp lực thực quản, các co bóp đồng thời cách hồi ( >10%những lần nuốt) được ghi lại cùng với những thời kỳ nhu động bình thường. Co thắt thực quản lan tỏa thường là bệnh nhẹ và không đe dọa tính mạng. Điều trị được hướng vào làm giảm các triệu chứng và động viên bệnh nhân yên tâm. Các nitrat (isosorbide dinitrat 10-30 mg 4 lần một ngày; nitroglyxerin 0.4 mg ngậm dưới lưỡi khi cần) và các thuốc chặn kênh calci (nifedipin, 10-30 mg 4 lần mỗi ngày , diltiazem 60-90mg 4 lần mỗi ngày ) được báo cáo là có hiệu quả tuy chưa tiến hành các thử nghiệm đối chứng. Việc nong bằng các bougie. Maloney cung cấp sự giảm nhẹ các triệu chứng trong một số trường hợp chữa rõ lý do. Họa hoàn mới cần làm thủ thuật cắt cơ lâu dài cho các bệnh nhân suy nhược.
II. Thực quản xơ cứng bì.
Tổn thương thực quản thường gặp ở các bệnh nhân xơ cứng toàn thân tiến triển hoặc hội chứng CREST đặc biệt những người có hiện tượng Raynaud. Teo và xơ cứng cơ trơn thực quản đưa đến làm mất khả năng co giãn của cơ thắt thực quản dưới và làm giảm rõ rệt biên độ nhu động thực quản. Dòng ngược acid dạ dầy – thực quản là hậu quả, có thể gây viêm thực quản ăn mòn nặng, đôi khi dẫn tới sự phát triển thực quản Barrett hoặc chít hẹp do loét tiêu hóa. Các bệnh nhân than phiền bị ợ nóng hoặc khó nuốt. Chụp thực quản với barit xác minh không có nhu động ở thực quản phần xa và cơ thắt thực quản dưới tỏa rộng với dòng trào ngược tụ do. Đo áp lực thực quản xác nhận áp lực cơ thắt thực quản dưới thấp hoặc không có và biên động giảm rõ rệt ở hai phần ba xa của thực quản. Cho điều trị tích cực dòng tròa ngược dạ dầy thực quản bằng liệu pháp chống bài tiết và cisaprid (xem phần trên ) để ngăn ngườiừa biến chứng trào ngược. Có thể cần phải nong rộng chỗ chít hẹp.

III. Các rối loạn tính di động khác.
Nhiều rối loạn tính di động đã được mô tả tính chất bằng cách đo áp lực. Các rối loạn này bao gồm thực quản hình cái kẹp vỏ hạt dẻ, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới, và các bất thường và đi động không đặc trưng. Các phát hện bằng đo áp lực thường được xác định ở các bệnh nhân kêu khó nuốt hoặc đau lồng ngực không do tim. Tuy nhiên mối liên hệ nhân quả giữa các rối loạn do áp lực với các triệu chứng chưa được chứng minh. Các bệnh nhân có triệu chứng với các bất thường đo áp lực này có một tỷ lệ bệnh cao bi rối loạn tâm thần bao gồm chán nản, lo âu, rối loạn hoảng sợ và các xu hướng về tâm thể và hoang tưởng nghi bệnh. Các phát hiện bằng đo áp lực thực quản có thể là các dấu hiệu của stress tâm lý mạn tính và một hội chứng đau lâm sàng.
IV. Đau ngực không rõ căn nguyên.
Các bệnh nhân bị đau ngực tái phát có thể đưa ra một vấn đề lâm sàng nan giải. Các nguyên nhân tim phải được loại trừ chắc chắn ở các bệnh nhân bị đau thắt ngực điển hình hoặc không điển hình. Các nguyên nhân này gồm bệnh động mạch vành với thiếu máu cục bộ, co thắt mạch vành ( đau thắt ngực Prinzmetal) sa van ba lá và một thực thể cho đến này chưa được đánh giá là đau that ngực do vi mạch. Bệnh này phải được xét đến ở bệnh nhân có mạch đồ của mạch vành bình thường khi làm các test chịu đựng có kết quả bất thường. nhiều rối loạn khác như bệnh thấp, dạ dầy –ruột và tâm thần có thể liên quan với hội chứng này. Bệnh thành ngực và cột sống vùng ngực được chuẩn đoán dễ dàng bằng thăm khám thực thể kỹ lưỡng. dòng trào ngược dạ dầy –ruột có thể là một nguyên nhân gây đau ngực ở một nhóm nhỏ (25%) các bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt. Theo dõi kiểm tra pH ngoại trú là một test có ích đê xác định xem có tưởng quan giữa các thời kỳ chảy ngược và các biến cố đau ngực. Theo cách khác, một liệu pháp theo kinh nghiệm với omprazol 20 mg hằng ngày trong nhiều tuần có thể có giá trị chuẩn đoán. Có đến 35% các bệnh nhân đau ngực tái phát không rõ nguyên nhân với một cơ sở rối loạn hoảng hốt có thể chữa khỏi. Các bệnh nhân có các triệu chứng đi kèm như khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác nghẹt thở và mồ hôi, ngất hoặc choáng váng, run rẩy hoặc sợ chết phài được một chuyên gia tâm thần đánh giá. Tưởng tự như vậy, một số lơn các bệnh nhân có tâm trạng chán nản, lo âu, loạn thần kinh chức năng có thể được chữa bằng liệu pháp thuốc mên hoặc tâm lý. Cuối cùng, ngày càng trở nên rõ ràng là có một số bệnh nhân có độ nhạy cảm cao của nội tạng với các nhân tố kích thích có hại nhỏ như bơm bóng bên trong thực quản và tiêm edrophonium vào tĩnh mạch.
Theo Healthplus.vn