Hiện nay có rất nhiều liệu pháp được đưa ra để chữa trị bệnh trĩ có hiệu quả nhất, giúp cho bệnh nhân bị trĩ có thể điều trị triệt để căn bệnh quái ác này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 2 liệu pháp chữa trị bệnh trĩ, đó là: liệu pháp thắt trĩ và tiêm trĩ nhằm hỗ trợ các bệnh nhân bị bệnh trĩ.
Liệu pháp thắt trĩ là gì?
Liệu pháp thắt trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ đã có từ lâu đời. Qua sự cải tiến không ngừng, đến nay vẫn là một trong những phương pháp chữa trị trĩ bằng phẫu thuật thường được áp dụng. Liệu pháp thắt trĩ được chia thành rất nhiều loại như thắt trĩ đơn thuần, thắt trĩ phân đoạn và thắt lồng. Về hình thức thắt trĩ tuy mỗi phương pháp đều có đặc điểm khác nhau nhưng cơ bản chúng đều thích ứng với các loại trĩ nội, đều dùng dây tơ thắt hay thắt lồng cổ phần đế trĩ nội làm trĩ nội khô, rụng đi và khỏi bệnh. Ư điểm của chúng là giản đơn hơn nhiều so với cách cắt bỏ trĩ bằng phẫu thuật của Tây y, người bệnh ít cảm thấy đau. Nhược điểm là không thể điều trị được trĩ ngoại.

Liệu pháp thắt trĩ có rất nhiều cách điều trị khác nhau, nhưng ở đây chỉ giới thiệu cách thắt trĩ đơn thuần. Chứng thích ứng và phương pháp thao tác của nó như sau:
(1) Chứng thích ứng: Các giai đoạn trĩ nội.
(2) Phương pháp thao tác: Cho người bệnh nằm ở tư thế nghiêng bên trái, khử trùng theo quy định chung cho phần da ở hậu môn, trải khăn và tiêm gây tê nôvôcain 1% ở quanh hậu môn. Khi trĩ nội lộ ra hoàn toàn, sau đó dùng panh kẹp chặt phần đáy trĩ, dùng kéo mở một cửa nhỏ ở ranh giới niêm mạc da trên vùng lược, dùng một sợi tơ thắt ngay dưới panh cầm máu hoặc dùng kim tròn xuyên qua điểm giữa phần đáy trĩ 2 lần, rồi dùng sợi tơ thắt thành hình số “8”. Khi bác sĩ thắt chặt sợi tơ thì y tá chú ý phối hợp thả lỏng và bỏ panh cầm máu. Người ta dùng phương pháp thắt trĩ tương tự để tiến hành với các loại trĩ nội khác. Sau khi phẫu thuật phải dùng băng vadơlin và băng mềm để băng cố định.
Liệu pháp tiêm trĩ là gì?
Liệu pháp tiêm để điều trị trĩ nội giai đoạn đầu, đã có hơn 50 năm lịch sử. Thuốc dùng trước đây thường là glycểin axit cacbônic 5%, muối axit dầu gan cá 5%. Mấy năm gần đây, liệu pháp tiêm đã có những bước phát triển. Trên cơ sở liệu pháp làm khô trĩ, người ta đã nghiên cứu chế tạo ra dịch tiêm làm khô trĩ, khi tiêm sẽ làm búi trĩ bị hoại tử, rụng đi.
Các loại thuốc dùng trong liệu pháp tiêm, có những tác dụng khác nhau đối với các mô trĩ. Thông thường chia ra 2 loại là thuốc làm xơ hóa và thuốc gây hoại tử. sử dụng thuốc hoại tử thường gây ra các hậu di chứng như viêm nhiễm, chảy máu nhiều và hẹp trực tràng, vv…. Vì vậy thường không được áp dụng. Thuốc tiêm làm xơ hóa, do thao tác giản tiện, không phá vỡ chức năng sinh lý bình thường của hậu môn trực tràng, không gây các chứng kéo theo và ít di chứng sau phẫu thuật, vì thế được dùng rất phổ biến. Hiện nay một số học giả của các nước Âu Mỹ và Nhật Bản cho rằng liệu pháp tiêm chính là liệu pháp làm xơ hóa trĩ.

Thuốc xơ hóa thường dùng có dầu phênôn thực vật 5%, glycêrin phênôn 5%, muối axit dầu gan cá 5%, nhũ bột magiê 4%, vv…
(1) Thuốc thường dùng có rất nhiều loại thuốc liệu pháp tiêm, thuốc thường dùng có vitamin C, dịch tiêm đường glucôza 5%, phenêgan, quinin axit clohydric, vv… Thuốc chế thường dùng là dịch linh tiêu trĩ: phèn chua, ngũ bột tử…
(2) Phương pháp tiêm: Căn cứ vào đặc điểm bệnh biến và giai đoạn nặng nhẹ của bệnh trĩ, có thể áp dụng các cách tiêm khác nhau. Thông thường được chia ra: tiêm đơn thuần, tiêm hai lần vào một chỗ và tiêm 4 bước, vv… Dưới đây giới thiệu cách tiêm thường dùng nhất là tiêm đơn thuần.
Cách này chủ yếu thích hợp với trĩ nội. Cho người bệnh nằm nghiêng bên trái, để lộ hoàn toàn hậu môn. Trước hết khử trùng theo quy định chung da vùng hậu môn, gây tê vùng rìa hậu môn, dùng kính soi nhìn rõ trĩ nội, dùng thuốc tiêm đơn thuần, tiêm vào tầng dưới niêm mạc trĩ nội. Căn cứ vào loại thuốc tiêm khác nhau và độ lớn của trĩ mà quyết định liều lượng tiêm. Chú ý phải dùng vải bằng dầu và băng để băng bó cố định.
(3) Yếu lĩnh thao tác:
a. Khi tiêm thuốc, độ nông sâu phải thích hợp, nếu tiêm quá sâu vào tầng sinh cơ, dễ gây ra hoại tử. Vị trí tiêm thích hợp nhất là tiêm vào tầng dưới niêm mạc và tầng niêm mạc ổn định. Khi tiêm phải đưa kim vào trung tâm trĩ, khi đầu mũi kim chọc vào tầng cơ sẽ lập tức sinh ra sự phản kháng của cơ thể, lúc này không được đưa kim vào thêm, mà nới lùi đầu mũi kim vào tầng dưới niêm mạc trĩ, khi đó mới bắt đầu tiêm thuốc, vừa rút kim vừa xoay kim để tiêm thuốc, tiêm cho đến khi trĩ căng phồng đều khắp thì dừng. Lượng thuốc phải vừa khớp. Khi đó niêm mạc chuyển từ màu đỏ sang màu trắng bợt, mạch máu trên niêm mạc xuất hiện một cách rõ ràng, nghĩa là lượng thuốc đã vừa phải.
b. Nếu tiêm dịch thuốc tập trung trên một bề mặt sẽ làm khoang ruột hẹp lại, còn khi dịch thuốc được phân bố đều sẽ không bị tắc ruột.
(4) Cơ chế trị liệu của thuốc xơ hóa: Chủ yếu là làm xơ hóa các mô trĩ từ đó làm niêm mạc trĩ cố định lại và cầm máu. Bởi vậy, thuốc xơ hóa lý tưởng là loại phải gây xơ hóa tương đối mạnh ở khu vực tiêm nhưng không gây hoại tử, không độc và không có tác dụng phụ.
(5) Ưu khuyết điểm của liệu pháp tiêm. Ưu điểm là thao tác giản tiện, có thể sử dụng nhiều lần; ít chứng kéo theo và hậu di chứng. Khuyết điểm là chứng thích ứng chỉ giới hạn ở trĩ nội độ I-II, tỉ lệ tái phát cao; lượng thuốc tiêm vừa phải khó kiểm soát chính xác, nếu lươgnj thuốc tiêm quá nhiều dễ gây ra các chứng bội nhiễm (kéo theo) như: trĩ bị xơ kết quá lớn, hoại tử và chảy nhiều máu, vv…
Theo Healthplus.vn