Bài 74:
Thồm lồm (toàn cây): 40g
(Polygonum chinense L.)
Kê cốt thảo: 40g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Chủ trị: Vàng da thể thấp nhiệt.
(Quảng Tây trung thảo dược)
Bài 75:
Rễ cây Nhót (Hồ đồi): 15 – 20g
Cách dùng: Sắc uống.
Chủ trị: Vàng da.
(Triết Giang dân gian thảo dược)
Bài 76: Phật thủ, dùng tùy theo tuổi: (Citrus media L. var. surcodaetylis (Noot) Swing)
– Trẻ em từ 1 – 3 tuổi, dùng: 1 – 1,5g
– Trẻ em từ 4 – 6 tuổi, dùng: 1,5 – 2g
– Trẻ em từ 6 – 7 tuổi, dùng: 2 – 2,5g
– Trẻ em từ 7 – 10 tuổi, dùng: 3g
Bại tương thảo (cây Cỏ Bồng)
(Patrinia villosa Thumb Juss)
– Trẻ em dùng 0,1g cho 1 tuổi.
Cách dùng: Cho 2 vị thuốc nói trên vào ấm sắc 10 – 15 phút, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn, uống liên tục 7 – 10 ngày. Cũng có thể dùng hoa (thu hoạch vào mùa hè), lá, rễ cây Phật thủ để thay thế khi không có quả.
Chủ trị: Viêm gan truyền nhiễm trẻ em.
(Trung dược lâm sàng)
Bài 77:
Bạch truật: 10 – 16g
Trạch tả: 10 – 20g
Phục linh: 10 – 20g (hoặc Thổ phục linh)
Nhân trần: 10 – 30g
Chi tử: 10 – 20g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Chủ trị: Viêm gan nhiễm khuẩn.
(Từ điển cây thuốc Việt Nam)
Bài 78:
Bòng bong Nhật (dùng rễ): 80 – 120g
(Lygodium japonicum (Thumb.) Sw.)
Cách dùng: Sắc thêm đường hòa uống.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính.

Bài 79:
Muồng truỗng (dùng rễ khô): 40 – 80g (Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC.)
Cách dùng: Sắc uống.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính.
(Quảng Châu bộ đội thường dụng trung thảo dược thủ sách)
Bài 80:
Bùm bụp (dùng rễ): 10 – 30g
(Mallotus apelta (Lour.) Muell-Arg.)
Muồng truổng (dùng rễ): 10 – 30g
(Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC.)
Sim (dùng rễ): 10 – 30g
(Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.)
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính, sưng gan lách.
(Từ điển cây thuốc Việt Nam)
Bài 81:
Muồng truổng (dùng rễ): 15g
(Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC.)
Cỏ ban: 15g
Nhân trần hao: 15g
Bòi ngòi bò: 15g
(Oldenlandia diffura (Willd. Roxb.)
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính.
(Từ điển cây thuốc Việt Nam)
Bài 82:
Cải hoang: 12g
(Rorippa indica (L.) Hiern.)
Mạch môn (sao bỏ lõi): 12g
Ý dĩ (sao): 20g
Xa tiền: 12g
Ngưu tất: 12g
Mộc thông: 12g
Dành dành: 12g
Huyền sâm: 12g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Chủ trị: Viêm gan do ứ nước, viêm phổi tràn dịch màn phổi.
(Lê Trần Đức)
Bài 83:
Cỏ may (dùng rễ): 100 – 400g
(Chrysopogon acicilatus (Rexz.) Trin.)
Cách dùng: Sắc uống hàng ngày thay nước chè.
Chủ trị: Viêm gan vàng da, vàng mắt.
(Từ điển cây thuốc Việt Nam)

Bài 84:
Cỏ Mần trầu: 60 – 100g
(Eleusine indica (L.) Gaertn.)
Tổ kén đực (dùng rễ): 20 – 30g
Cách dùng: sắc uống.
Chủ trị: Viêm gan vàng da.
(Từ điển cây thuốc Việt Nam)
Bài 85:
Cỏ tháp bút (Equisetum arvense L.) 30g
Cách dùng: Sắc uống thay trà.
Chủ trị: Viêm gan.
(Từ điển cây thuốc Việt Nam)
Bài 86:
Ngũ vị tử: 100g
Thuyền y: 50g
Bạch cương tàm: 100g
Cách dùng: Các vị thuốc đem tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần, liên tục trong 1 tháng.
Chủ trị: Viêm gan
Bài 87:
Chó đẻ răng cưa: 20g
(Phyllanthus urinaria L.)
Gan heo (băm nhỏ): 200g
Cách dùng: Nấu kỹ, lọc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Chủ trị: Viêm gan vàng da.
Bài 88:
Cốt khí củ: 15 – 20g
(Polygonum cuspidatum Sieb. Et Zuce.)
Lá móng: 15 – 20g
(Lawsonia inermis L.)
Chút chít: 15 – 20g
(Rumex wallichi Meisn.)
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính, gan sưng.
Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.
(Từ điển cây thuốc Việt Nam)
Bài 89:
Cốt khí củ: 15 – 20g
Nhân trần: 10 – 20g
Cách dùng: Sắc uống.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính, sưng gan.
Bài 90:
Chó đẻ răng cưa: 10 – 15g
Nhọ nồi (dùng lá): 10 – 15g
Bắc ngũ vị tử: 10 – 15g
Dứa dại (dứa gai)
Cách dùng: Sắc uống.
Chủ trị: Viêm gan.
Theo Healthplus.vn