Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ người già đến trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ, tuy nhiên rất nhiều người lại không hề hay biết rằng mình đang bị bệnh trĩ. dưới đây là cách phát hiện và phân loại bệnh trĩ mà bạn nên biết.
Cách phát hiện bệnh trĩ
Chúng ta phát hiện bệnh t rĩ qua các triệu chứng thường gặp của nó. Có ba loại triệu chứng căn bản nhất mà người bệnh có thể dễ dàng nhật ra như sau:

Cách phát hiện và phân loại bệnh trĩ
1. Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.
2. Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
3. Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hoặc chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:
– Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế.
– Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sưng rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.
– Nứt kẽ hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau (nhất là khi đi cầu), làm bệnh nhân không dám đi cầu.
– Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằm trong hố ngồi – trực tràng… cũng gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Cách phân loại bệnh trĩ

Cách phát hiện và phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
Trĩ được chia làm hai nhóm chính: Nội và ngoại. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có thần kinh cảm nhận, còn vùng niêm mạc nằm dưới lại có cảm giác đau.
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Ngược lại, nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Đặc điểm của trĩ nội:
Các tĩnh mạch trĩ phía trên đường lược bị giãn quá mức, búi trĩ xuất hiện là lớp niêm mạc ống hậu môn, thường sẽ gây đau đớn cho người bệnh, trĩ nội được chia làm 4 cấp độ.
Tuỳ theo diễn tiến, trĩ được phân thành bốn độ:
Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
Đặc điểm của trĩ ngoại:
Trĩ ngoại là các tĩnh mạch phía dưới đường lược bị giãn quá mưc, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác, trĩ ngoại thường không gây chảy máu hay đau rát nhiều chỉ khi búi trĩ phát triển to gây nhiễm trùng, tắc mạch mới có hiện tượng đau rát, chảy máu. Trĩ ngoại không chia cấp độ như trĩ nội.
Trĩ hỗn hợp:
Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Theo Healthplus.vn