Bài 11: Quyển bá xanh lục: 60g
(Thâm lục quyển bá – Selaginella doederleinii Hieron.)
Thịt heo nạc: 20 – 40g
Cách chế biến: Quyển bá xanh cắt đoạn ngắn cho vào túi vải sạch, buộc chặt miệng túi, cho vào nồi cùng thịt Heo thái miếng nấu, thêm gia vị vừa ăn, dùng làm canh ăn kèm trong bữa ăn.
Chủ trị: Xơ gan cổ trướng, u ác tính.
Bài 12:
Dung lụa (dùng rễ): 10 – 20g
Dạ dày heo liều lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Rễ Dung lụa và dạ dày heo rửa sạch, cho vào nồi hầm, thêm gia vị vừa ăn, dùng làm canh ăn kèm trong bữa ăn.
Chủ trị: Vàng da.
Bài 13: Canh thịt heo nấu phật thủ đu đủ

Phật thủ: 20g
Đậu đen: 50g
Đu đủ: 80g
Cà chua: 100g
Thịt heo nạc: 100g
Rượu, Gừng, Hành, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Thịt heo nạc rửa sạch, thái lát mỏng, đựng trong bát, cho gia vị vào ướp. Cà chua rửa sạch, thái nhỏ.
Cho Phật thủ, Đậu đen, Đu đủ (thái lát) vào nồi, thêm nước nấu sôi 30 phút, dùng vải xô sạch lọc lấy nước đựng vào nồi đất; cho thịt heo, Gừng vào, thêm nước đủ dùng nấu cho đến khi thịt nhừ; cho Cà chua, Rượu, Hành hoa, gia vị vào, đun lại cho sôi là được. Dùng làm canh ăn kèm trong bữa ăn.
Công dụng: Thư can giải uất, điều khí giảm đau.
Chủ trị: Viêm gan cấp, mạn tính, xơ cứng gan kèm theo triệu chứng đau hông sườn bên phải thuộc thể can uất khí trệ.
Bài 14: Canh thịt heo nhân trần
Thịt heo: 200g
Bản lam căn: 30g
Nhân trần: 10 – 20g
Táo tàu: 10 quả
Gia vị đủ dùng.
Cách chế biến: Cho Nhân trần, Bản lam căn vào nồi nấu trước cho sôi kỹ, lọc bỏ bã. Thịt heo thái miếng, Táo tàu rửa sạch, cho vào nước nấu Nhân trần và Bản lam căn, thêm nước vừa đủ đun sôi, chỉnh nhỏ lửa đun tiếp cho đến khi thịt nhừ, thêm gia vị vừa đủ là được, ngày ăn 2 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ hòa vị.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính thuộc loại thấp nhiệt.
Bài 15: Canh cá diếc nấu đậu đỏ

Cá diếc: 100g
Gừng tươi: vài lát
Đậu đỏ: 50g
Gia vị vừa đủ dùng.
Cách chế biến: Chọn mua cá diếc càng to càng tốt, đem đánh sạch vảy, môt bụng bỏ hết ruột, rửa sạch, nhồi Đậu đỏ vào bụng cá, cho vào nồi nấu; đến khi Đậu chín thì bỏ Gừng và thêm gia vị cho vừa, đun nhỏ lửa thêm một lúc là được. Ăn tùy thích hoặc dùng làm thức ăn trong bữa ăn.
Công dụng: Bổ khí tiêu thũng.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính, xơ cứng gan, bụng đầy, ăn uống kém, thủy thũng…
Bài 16:
Rau má mỡ: 20 – 40g
Cá diếc: đủ dùng
Cách chế biến: Dùng nấu canh, thêm gia vị vừa ăn, làm canh ăn trong bữa.
Chủ trị: Viêm gan vàng da do nhiệt thịnh
Bài 17:
Trường sinh lá tròn: 20 – 40g
Thịt heo nạc lượng đủ dùng.
Cách chế biến: Nấu canh làm thức ăn kèm trong bữa ăn.
Chủ trị: Vàng da do nhiệt.
Bài 18:
Rau cúc sữa: 30g
(Sonchus oleraceus L.)
Rau chua me: 30g
Thịt heo nạc lượng đủ dùng.
Cách chế biến: Các thứ rau trên đem rửa sạch, thịt heo nạc thái lát. Cho chảo lên bếp lửa đun, cho dầu ăn vào; phi Hành, Tỏi; cho thịt heo vào xào sơ qua, tiếp theo cho rau vào xào cho đến chín, thêm gia vị vừa ăn là được, dùng làm thức ăn trong bữa ăn.
Chủ trị: Viêm gan, xơ gan.
Bài 19: Đậu phụ nấu phật thủ
Phật thủ: 15g
Cà chua tươi: 100g
Đậu phụ: 250g
Dầu ăn, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Phật thủ đem rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu chín kỹ, lọc lấy nước. Đậu phụ, Cà chua thái nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào dun sôi, cho Đậu phụ vào chiên, tiếp theo cho Cà chua vào đảo sơ, cho nước luộc Phật thủ vào, thêm nước vừa đủ nấu chín, thêm gia vị vào là được, ngày ăn 2 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt dưỡng âm, thư can điều khí.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính, có triệu chứng can uất khí trệ.
Bài 20: Canh vịt nấu ý dĩ
Ý dĩ nhân: 50g
Rượu trắng: 10g
Vịt lượng đủ dùng.
Gia vị Gừng, Hành, muối.
Cách chế biến: Ý dĩ nhân rửa sạch, Vịt làm sạch, thái miếng, Gừng thái lát, Hành cắt ngắn. Cho Ý dĩ vào nồi nấu trước, đun sôi kỹ, tiếp theo cho Vịt, Gừng, Hành vào nồi nấu cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, đun tiếp cho đến khi chín nhừ, thêm gia vị vào vừa ăn là được. Dùng làm thức ăn kèm trong bữa ăn.
Công dụng: Kiện tỳ lợi thấp, lợi tiểu tiêu thũng.
Chủ trị: Viêm gan virus.
Theo Healthplus.vn