I. Sau khi phẫu thuật trĩ có thể xuất hiện những di chứng nào? Phòng ngừa như thế nào?
Sau khi phẫu thuật trĩ, có thể để lại những di chứng như: cửa hậu môn mất khả năng khống chế và bị thu hẹp lại, gây đau đớn cho người bệnh. Vấn đề quan trọng trong phòng ngừa di chứng là sau khi phẫu thuật phải tránh gây tổn thương cho cơ trực tràng, xương cung chậu, cơ vòng tầng sâu của hậu môn và tránh làm vết thương ở hậu môn quá to dễ gây viêm nhiễm hoặc để lại sẹo. Để phòng ngừa những di chứng này cần chú ý một số điểm sau:
– Phải căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ mà chọn liệu pháp phù hợp nhất. Tốt nhất nên chọn phương pháp có thao tác đơn giản, ít gây tổn thương. Tây y thường chọn phương pháp gây tê ở eo và xương cùng, nhưng sau khi cửa hậu môn hoàn toàn thả lỏng lại rất dễ bị tổn thương, nếu gây tê cục bộ sẽ ít xảy ra tình trạng này.

– Trong thao tác phẫu thuật trĩ nhất định phải nhẹ nhàng, cẩn thận, kiên nhẫn, nắm vững giải phẫu học của hậu môn, tránh để mất máu nhiều và hạn chế tổn thương.
– Sau khi phẫu thuật cần áp dụng các biện pháp hữu hiệu, tránh để vết thương bị lây nhiễm và khuyên người bệnh nên sớm vận động cửa hậu môn để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp các cơ cửa hậu môn sớm phục hồi chức năng.
II. Có những nguyên nhân nào làm mất khả năng khống chế đại tiện? Cách phòng ngừa như thế nào?
– Mất khả năng khống chế đại tiện mang tính tạm thời là do các cơ và thần kinh cửa hậu môn tạm thời bị mất khả năng khống chế điều tiết. Như người già tạm thời mất khả năng khống chế cửa hậu môn, do ỉa chảy lâu ngày à dùng thuốc an thần lâu ngày gây ra. Bệnh này mang tính chức năng, chỉ cần tìm được nguyên nhân để khắc phục thì có thể loại bỏ được. Vấn đề cốt lõi trong phòng ngừa là phải sớm áp dụng những biện pháp hữu hiệu dựa trên cơ sở đã phát hiện được nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là người già nên tập thói quen vệ sinh cửa hậu môn mỗi ngày nên ngồi ngâm nước nóng 1 lần, đây là cách tốt nhất để phòng ngừa chứng mất khả năng khống chế đại tiện.

– Mất khả năng khống chế đại tiện vĩnh viễn: là do thần kinh của phân cơ cửa hậu môn không còn khả năng điều khiển và do tổn thương các cơ điều khiển vận động cửa hậu môn. Như bênh não gây tê liệt và phẫu thuật trực tràng hậu mông ây tổn hại cho cơ vòng tầng sâu của trực tràng xương cung chậu, từ đó gây ra mất khả năng khống chế đại tiện. Trường hợp này phương pháp trị liệu tương đối khó, khả năng phục hồi ít. Phương pháp dự phòng tốt nhất là phải sớm chữa trị ngay khi bệnh mới phát tác và khi phẫu thuật cửa hậu môn phải tránh gây tổn thương cho các cơ đã nói ở trên.
Theo Healthplus.vn