I. Bệnh nhân bị cao huyết áp, bệnh tim khi mắc bệnh trĩ nên điều trị như thế nào?
Bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch phần lớn là người già bị bệnh mạn tính, cơ sở bệnh lỹ của họ là do động mạch bị xơ vữa. Các bệnh nhân nói trên khi điều trị bệnh trĩ, đặc biệt khi lựa chọn cách điều trị bằng phẫu thuật, chỗ nguy hiểm nhất chảy máu ở vết thương. Vì vậy phải rất thận trọng khi cắt bỏ trĩ bằng phẫu thuật. Vậy họ phải lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào?

Đầu tiên nên căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch để quyết định phương pháp điều trị. Nếu các bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp ở mức độ nhẹ, thì khi lựa chọn phương pháp điều trị, không cần hạn chế hay có yêu cầu gì đặc biệt, chỉ cần bác sĩ tập trung tư tưởng, thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vết thương chảy máu thì sẽ không có vấn đề gì. Nếu bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp phát tác cấp tính và nặng, thì khi lựa chọn phương pháp điều trị, dùng phương pháp điều trị không phẫu thuật là tốt nhất.
Thứ 2, căn cứ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ. Nếu bệnh trĩ độ nhẹ hay ở giai đoạn ổn định thì chỉ cần dùng phương pháp điều trị bằng thuốc uống trong, hay dùng thuốc bôi ngoài, đợi sau khi ổn định bệnh tim mạch và bệnh cao huyết áp, hãy cân nhắc tình hình lựa chọn phương pháp phẫu thuật hích hợp. Nếu bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ loại nặng cấp tính, trĩ lòi ra và chảy máu, thì có thể áp dụng liệu pháp mới C-CIBC. Chỉ cần làm tốt khâu chuẩn bị, là có thể được dùng liệu pháp này. Bởi vì liệu pháp mới O-CIBC là thao tác theo kiểu đóng kín, thời gian thao tác ngắn, dễ khống chế chảy máu, nên điều trị khá an toàn.
II. Bệnh nhân bị tiểu đường khi mắc bệnh trĩ nên điều trị thế nào?
Mọi người đều biết, bản thân bệnh nhân đái đường có khả năng miễn dịch thấp và sức đề kháng yếu, nên các vết thương khó khỏi, liền miệng, hơn nữa lại dễ chảy máu. Nếu họ bị mắc bệnh trĩ thì nên lựa chọn phương pháp điều trị nào? Về nguyên tắc, nên xem xét mức độ nặng nhẹ của cả bệnh trĩ và bệnh tiểu đường để cân nhắc lựa chọn.

– Người bị bệnh tiểu đường nhẹ, bệnh trĩ cũng nhẹ, khi lựa chọn phương pháp điều trị, không có hạn chế gì đặc biệt.
– Người bị bệnh đái đường nặng, bị bệnh trĩ nhẹ: trước hết phải điều trị bệnh đái đường, đợi sau khi bệnh đái đường được điều trị ổn đinh, có thể lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị bệnh trĩ nào cũng được.
– Bệnh đái đường nhẹ, bệnh trĩ năng: có thể lựa chọn liệu pháp O-CIBC hay các phương pháp thích hợp khác.
– Người bị bệnh đái đường nặng, bệnh trĩ cũng nặng: phải đồng thời điều trị cả 2, đặc biệt là người có triệu chứng cấp tính như tắc mạch máu do viêm và lòi trĩ, bệnh nặng, có thể lựa chọn liệu pháp mới O-CIBC, chữa khỏi sau 1 lần thao tác.
III. Bệnh nhân bị liệt do tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não, nếu mắc bệnh trĩ nên điều trị thế nào?
Bệnh nhân bị tắc mạch máu não hay xuất huyết não thường để lại di chứng là liệt hay liệt nửa người, nếu bị mắc bệnh trĩ là trường hợp điều trị rất khó khăn. Bởi vì bệnh nhân loại này nếu mắc bệnh trĩ hoặc trĩ nặng đều có liên quan mật thiết với bệnh biến thần kinh như liệt hay liệt nửa người. Có thể nói biến bệnh thần kinh, bệnh mạch máu ở hậu môn rất dễ gây ra bệnh trĩ, dễ làm bệnh trĩ nặng thêm. Ngoài ra, bệnh nhân sau khi bị liệt, do không thể hoạt động hoặc hoạt động rất ít, phải nằm lâu, ngồi lâu sẽ gây cản trở tuần hoàn máu ở hậu môn, đại tiện khô táo, cũng là nhân tố gây ra bệnh trĩ và làm cho trĩ nặng thêm. Đối với những người này, dù áp dụng phương pháp trị liệu nào cũng đều không thể triệt để và dễ bị tái phát. Nhưng có thể căn cứ vào tình hình sức khỏe của người bệnh, mức độ liệt toàn thân hay liệt nửa người để xem xét, từ đó áp dụng những phương pháp trị liệu khác nhau.

– Người bệnh bị liệt ở mức độ nhẹ có thể đi lại bằng gậy chống: nếu bệnh trĩ nhẹ có thể áp dụng phương pháp trị liệu dự phòng để bệnh trĩ không nặng thêm như: chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ và dùng phương pháp chiếu tia hồng ngoại,… nếu bệnh trĩ nặng có thể áp dụng phương pháp mới O-CIBC (thao tác đơn giản, hiệu quả cao, tác dụng phụ không đáng kể) sẽ tương đối phù hợp, với trĩ nội đơn thuần có thể áp dụng phương pháp tiêm trĩ.
– Người bị liệt nặng phải nằm giường, dù trĩ nặng hay nhẹ đều không được dùng biện pháp phẫu thuật mà phải dùng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng: cho thuốc uống trong và đắp các vị thuốc khác bên ngoai. Nếu là trường hợp phát tác cấp tính, ra máu nhiều và trường hợp bị tắc mạch máu có thể áp dụng phương pháp giãn hậu môn, cầm máu, tiêu phù để làm giảm các chứng trạng cấp tính. Cá biệt một số người có thể chất tốt, sau khi làm tốt những khâu chuẩn bị, có thể áp dụng biện pháp trị liệu mới O-CIBC, có thể thu được hiệu quả như mong đợi.
Theo Healthplus.vn