Bài 9: Mộc qua xung tễ
Mộc qua: 5g
Cách dùng: Tán bột mịn thêm đường hòa uống 1 lần, ngày uống 2 – 3 lần.
Tác dụng: Bình can, điều hòa tỳ vị, trừ thấp, thư giãn kinh lạc, thông kinh hoạt huyết.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính do virus.
Đã điều trị 70 ca, lành bệnh 42 ca (Các triệu chứng lâm sàng hết, SGPT, SB khôi phục bình thường), lành cơ bản 19 ca (Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, SBPT cơ bản khôi phục). Tổng hiệu suất trị liệu đạt 87%.
Ý nghĩa bài thuốc: Trong bài thuốc, Mộc qua vị chua tính ấm vào kinh Can. Đối với bệnh viêm gan, tuy bệnh tại can nhưng liên lụy đến tỳ vị do mộc vượng khắc thổ (Ất quý đồng nguyên). Sử dụng Mộc qua điều trị viêm gan là phương thuốc tuy đơn giản nhưng đạt hiệu quả tốt.
Bài 10: Ải đào thảo phương
Ải đào thảo (dùng khô): 120 – 240g
Cách dùng: Sắc uống 3 – 4 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu ứ.
Chủ trị: Viêm gan vàng da cấp tính.
Cấm kỵ: Trong khi dùng thuốc cấm ăn thức ăn béo, nước đá; nên ăn uống thanh đạm, đủ chất.
Đã điều trị 31 ca, các chứng trạng cải thiện ngắn nhất là 5 ngày, dài nhất là 7 ngày. Chức năng gan khôi phục bình thường 30 ca, lành cơ bản 1 ca. Chỉ số vàng da khôi phục bình thường ngắn nhất là 5 ngày, dài nhất là 22 ngày, bình quân là 12,6 ngày.
Ý nghĩa bài thuốc: Trong phương thuốc, Ải đào thảo vị hơi đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu ứ.

Bài 11: Phụ long thư can thang
Đạm phụ phiến: 30 – 120g
Lai phục tử: 10g
Thạch quyết minh: 30g
Long đởm thảo: 10g
Bạch tật lê: 10g
Nữ trinh tử: 10g
Quảng uất kim: 10g
Bạch truật: 10g
Đan bì: 10g
Quy thân: 10g
Can khương: 6g
Sinh cam thảo: 6g
Gia giảm:
– Bệnh nhân khí hư nặng, thêm: Đảng sâm 20 – 60g, Sinh hoàng kỳ 30g.
– Thấp nhiệt nặng, thêm: Nhân trần 10 – 30g, Chi tử (sao đen) 10g, Hoàng cầm (sao Rượu) 3 – 10g.
– Thấp khí nặng, thêm: Bán hạ 4 – 10g, Phục linh 10 – 20g, Hậu phác 3g.
– Ăn uống giảm sút bỏ Bán hạ, thêm: Sơn dược, Chỉ xác, Cốc nha.
– Âm hư, can dương vượng, thêm: Quy bản 10 – 30g, Miết giáp 10 – 30g, Bạch thược (sao): 10g.
– Can thận hư nhược, thêm: Tục đoạn 10g, Đỗ trọng 10g, Câu kỷ tử 10g.
– Kèm theo ngoại cảm nóng sốt, thêm: Nguyên hoa 10g, Liên kiều 8g, Hoàng liên (sao) 3g, Hoàng cầm (sao Rượu) 4 – 8g.
Cách dùng: Trước tiên dùng Đạm phụ phiến, Can khương, Cam thảo, Thạch quyết minh sắc kỹ 2 – 3 giờ, sau đó thêm các vị thuốc khác sắc tiếp 1 giờ, chia uống 1 – 2 lần trong ngày.
Tác dụng: ôn dương bổ âm, mạnh tỳ vị.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính.
Đã điều trị 39 ca, lành bệnh 17 ca (Chức năng gan khôi phục bình thường, các triệu chứng hết; sau khi lành bệnh, tiếp tục công tác trên 3 tháng sức khỏe tốt), lành cơ bản 14 ca (Chức năng gan khôi phục bình thường, các triệu chứng cơ bản hết, trở lại công tác bình thường), giảm nhẹ 4 ca (chức năng gan khôi phục gần bình thường, các triệu chứng giảm nhẹ), không hiệu quả 4 ca (Các triệu chứng không chuyển biến hoặc bệnh giảm ít).
Qua thực tế điều trị bệnh gan, khi gan bị bệnh thì liên lụy đến tỳ vị, ngược lại, tỳ vị bị bệnh cũng liên lụy đến gan. Khi can tỳ bị bệnh làm cho khí cơ bị uất trệ sinh thấp, sinh nhiệt, sinh viêm gan, vàng da… Bệnh tỳ thấp can nhiệt là bệnh cơ bản ở can; do đó, phương pháp điều trị là thông lợi can khí, thanh trừ thấp nhiệt, thông kinh hoạt lạc. Tỳ vị được điều hòa thì can thận được nuôi dưỡng, khí huyết được lưu thông.
Ý nghĩa bài thuốc: Trong bài thuốc dùng Phụ tử, Long đởm thảo làm chủ dược, trong đó Phụ tử dùng liều cao mới có tác dụng làm mềm chất cứng, tán kết tiêu ứ trệ, thông kinh lạc; phối hợp Bạch truật, Can khương tính ấm tác dụng khử thấp trừ âm từ, tán ứ trệ, thăng đề dương khí; Long đởm thảo tác dụng tả can thực hỏa, thanh thấp nhiệt hạ tiêu, phối hợp với Đạm phụ một vị thuốc nóng 1 vị thuốc lạnh giúp đỡ nhau, tương phản mà tương thành, tác dụng ôn thông kinh lạc, thanh trừ thấp nhiệt, tiêu viêm.
Bài 12: Ôn thận thang
Ba kích: 15g
Thỏ ty tử: 30g
Đan sâm: 30g
Hổ trượng căn: 5 – 30g
Tiên linh tỳ: 15 – 30g
Tang ký sinh: 30g
Trần bì: 6g
Hoàng cầm: 10 – 15g
Gia giảm:
– Bệnh nhân suy nhược, phù thũng, lưỡi nhạt, thêm: Hoàng kỳ, Đảng sâm.
– Sốt nóng âm ỉ, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi hồng nhuận, thấp nhiệt thịnh cần phải giảm các vị thuốc ấm nóng, thêm: Bạch hoa xà thiệt thảo, Hoàng liên, Thương truật, Tiểu kế, Rễ tranh…
– Sườn đau nặng, thêm: Huyền hồ, Uất kim.
– Bụng đầy, ăn uống giảm sút, thêm: Phục linh, Bán hạ, Mạch nha, Kê nội kim.
– Xuất huyết, thêm: Sinh địa, Tiên hạc thảo.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng: Ôn thận, mạnh tỳ vị, trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ.
Chủ trị: Viêm gan B mạn tính.
Đã điều trị 60 ca, HbsAg chuyển âm tính 26 ca, chiếm 43,3%; không chuyển âm tinh 34 ca, chiếm 56,7%. Nói chung, các bệnh nhân các triệu chứng đều giảm hoặc lành.
Vương Thị nói: “Bệnh viêm gan B mãn tính nguyên nhân cơ bản là do can thận suy nhược, trong đó, thận dương hư là chủ yếu”. Do đó, trong phương thuốc chủ yếu dùng các vị thuốc làm ấm thận, tùy theo triệu chứng mà gia giảm để đạt hiệu quả trị liệu cao.
Theo Healthplus.vn