Ngày nay, chữa trị bệnh trĩ trở thành một chủ đề quen thuộc đối với những người mắc bệnh và thậm chí những người chưa mắc bệnh. Bởi lẽ, bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến, dễ mắc phải và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là người đi làm ở văn phòng. Khi tới các cơ sở y tế, bệnh nhân thường được chữa trị theo chỉ định của bác sĩ nhưng cũng không hiểu rõ về các phương pháp được sử dụng. Bài viết sau sẽ khái quát những phương pháp chủ yếu được dùng trong chữa trị bệnh trĩ.
Chữa trị bệnh trĩ bằng nội khoa

Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong chữa trị bệnh trĩ hay nói cách khác là chữa bệnh mà không cần phẫu thuật. Với người bệnh ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh còn nhẹ, các búi trĩ nhỏ ít sưng hay hiện tượng chảy máu không nhiều thì nội khoa là biện pháp tốt nhất trong chữa trị. Bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp thuốc bôi và thuốc uống để làm giảm triệu chứng bệnh. Bệnh nhân sẽ dùng thuốc bôi để giảm cảm giác đau rát, ngứa hậu môn cùng thuốc uống nhằm hạn chế sự viêm nhiễm, sưng ở khu vực này. Ngoài ra, thuốc nam cũng là loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị nội khoa. Tuy nhiên, với cách này, một số nguy cơ mà bệnh nhân có thể gặp phải đó là những tác dụng ngoài ý muốn của thuốc cũng như việc sử dụng cùng lúc các loại thuốc khác nhau có thể gây ra những triệu chứng khác.
Sử dụng dụng cụ trong chữa trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là do sự xuất hiện của các búi trĩ, tĩnh mạch trĩ bị sưng, chảy máu, tắc nghẽn máu ở tĩnh mạch hậu môn. Chữa trị bệnh trĩ bằng việc sử dụng các dụng cụ như: vòng cao su bác sĩ sẽ thắt các búi trĩ lại hay sử dụng máy móc khác làm đông máu. Sau một thời gian, do tác dụng của thắt búi trĩ hay do đông máu, máu không nuôi các búi trĩ khiến cho kích thước của chúng giảm hoặc tự rụng.
Chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Ngoại khoa hay còn gọi là phương pháp chữa trị bệnh trĩ bằng cách phẫu thuật. Bác sĩ sẽ trực tiếp cắt bỏ búi trĩ. Ngày nay, với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, quá trình cắt trĩ có sự tham gia của các loại máy móc như: máy siêu âm giúp chẩn bệnh chính xác hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của phẫu thuật đó là gây đau đớn sau điều trị, bệnh nhân cần có khoảng thời gian dài để tĩnh dưỡng phục hồi sức khỏe cũng như không thể tránh khỏi những biến chứng, di chứng để lại như: hẹp hậu môn, chức năng đường ruột bị ảnh hưởng khiến cho đại tiện không kiểm soát được theo ý muốn…
Việc phát hiện bệnh sớm đồng thời chẩn bệnh chính xác là những điều giúp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, tiết kiệm thời gian và ít tái phát hơn với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Chính vì thế, hãy chăm sóc và chú ý sức khỏe của bạn để tránh được những nguy cơ bệnh trĩ cũng như có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh.
Theo Healthplus.vn