Hiện đã có rất nhiều liệu pháp chữa bệnh trĩ, nhưng bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp điều trị nào là tốt nhất? Thông thường phải căn cứ vào phân loại, phân giai đoạn trĩ để lựa chọn.
I. Trĩ nội giai đoạn 1, 2.
– Trĩ nội giai đoạn 1, phần lớn bác sĩ chủ trường dùng cách chữa giữ gìn bảo dưỡng, như xây dựng thói quen đại tiện đúng giờ quy định, ăn nhiều thức ăn có chất xơ, chống táo bón, giữ gìn vệ sinh hậu môn,… thường chứng trạng có thể tự biến mất. Nếu có điều kiện, có thể chọn liệu pháp chiếu xạ tia hồng ngoại, liệu pháp khiêu trị, tự xoa bóp (xuang quanh huyệt trường cường và phần rìa hậu môn), liệu pahsp khí công,… đều có hiệu quả điều trị tốt.
– Trĩ nội giai 1, 2 có kèm theo chảy máu khi đại tiện, có thể trước hết dùng liệu pháp tiêm thuốc gây xơ, cũng có thể lựa chọn liệu pháp dùng tia laser và liệu pháp dùng đinh làm khô trĩ. Tất cả các liệu pháp này đều có ưu điểm là giản tiện, hiệu quả điều trị đáng tin cậy, bệnh nhân ít đau, không phải nằm viện.

II. Trĩ nội loại nặng giai đoạn 3.
Trĩ nội loại nặng có kèm theo lòi trĩ nội, trước đây chủ yếu dùng cách cắt bỏ bằng phẫu thuật của Tây y, nhưng do các chứng kéo theo và di chứng của phẫu thuật nhiều, nên hiện nay phần nhiều áp dụng liệu pháp tiêu, liệu pháp thắt trĩ và liệu pháp O-CIBC. Các liệu pháp này đều có ưu điểm là thao tác giản tiện, an toàn tin cậy, các chứng kéo theo và di chứng ít. Nếu là trĩ nội độ 3 có xơ hóa, tốt nhất là nên chọn liệu pháp mới O-CIBC và liệu pháp thắt trĩ, bởi vì 2 liệu pháp này có thể chữa khỏi triệt để trong 1 lần, còn liệu pháp tiêm có nhược điểm là tỷ lệ tái phát cao.
III.Trĩ hỗn hợp.
Trĩ hỗn hợp là vừa trĩ nội và trĩ ngoại, vì vậy, trong điều kiện nên cố gắng lựa chọn phương pháp chữa khỏi triệt để 1 lần, tốt nhất là chọn liệu pháp mới O-CIBC. Liệu pháp này là liệu pháp tổng hợp giãn hóa và cải tiến phẫu thuật bằng cách dùng keo dính trĩ thay thế phương pháp khâu trĩ, có ưu điểm điều trị phẫu thuật triệt để, lại khắc phục được nhược điểm của phẫu thuật Tây y, như bệnh nhân đau, chảy máu nhiều và để lại di chứng, rất phức tạp.
Còn liệu pháp tiêm, liệu pháp thắt trĩ và liệu pháp làm khô trĩ tuy thao tác cũng giản tiện, nhưng đối với phần trĩ ngoại của trĩ hỗn hợp (nhất là trĩ ngoại do xơ hóa) khó có thể trị lành được. Nếu là trĩ ngoại của trĩ hỗn hợp do tĩnh mạch bị gập phình, thì dùng liệu pháp tiêm, liệu pháp làm khô trĩ lại có thể đạt được hiệu quả điều trị nhất định.
IV. Trĩ ngoại do tắc mạch máu.
Nếu là trĩ ngoại do tắc mạch máu nhỏ, triệu chứng nhẹ, có thể dùng cách chữa giữ gìn bảo dưỡng như ngồi ngâm nước nóng, dùng thuốc Đông y bôi ngoài như xông rửa, dùng cao trĩ,… Bình thường sau 3 – 4 ngày điều trị là triệu chứng giảm dần, hết tắc mạch máu. Nếu tắc mạch lớn và triệu chứng nặng thì nên dùng biện pháp phẫu thuật, tốt nhất là lựa chọn liệu pháp O-CIBC, bởi vì thao tác giản tiện, có thể chữa khỏi triệt để 1 lần. Đương nhiên, nếu áp dụng thủ thuật dùng ngón tay ấn ép của Tây y cũng có thể loại bỏ tác mạch máu, loại trừ được triệu chứng cấp tính.
V. Giai đoạn chứng viêm trĩ cấp tính và giai đoạn lòi trĩ nội.
Loại này thuộc bệnh trĩ giai đoạn cấp tính, thông thường trước hết phải dùng nhiều liệu pháp giữ gìn bảo dưỡng như nghỉ ngơi, chườm nhiệt ẩm cục bộ và dùng thuốc kháng sinh, đợi sau khi loại từ được chứng viêm giai đoạn cấp tính, mới dùng các liệu pháp khác. Trong nhiều năm thực tiễn lâm sàng, đối với trĩ giai đoạn cấp tính loại này tác giả thường dùng liệu pháp mới O-CIBC là có thể chữa khỏi 1 lần, không có các chứng kéo theo và các di chứng như hẹp hậu môn, viêm lan rộng.

VI. Trĩ kèm theo nứt hậu môn và lòi dom đơn thuần.
Có thể đồng thời dùng liệu pháp mới O-CIBC và liệu pháp thắt chỉ, là có thể 1 lần chữa khỏi.
Ở đây phải chỉ rõ, khi bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị, thường họ lấy tiêu chuẩn là khi trị liệu có thể gây đau đớn hay không. Điều này có thể lý giải được nhưng lựa chọn như vậy không toàn diện. Bởi vì bất kỳ loại điều trị bằng phẫu thuật nào cũng không phải là hoàn toàn không đau, vấn đề là mức độ đau nhiều hay ít, thời gian lâu hay mau mà thôi. Vì vậy, trước hết phải cân nhắc xem người mắc bệnh trĩ liệu có phải là chứng thích ứng với liệu pháp này hay không, điều trị có triệt để hay không, có hậu di chứng hay không và ảnh hưởng đến sinh hoạt nhiều hay ít,…. Hơn nữa sau khi điều tị, mức độ đau ngoài việc có liên quan đến phương pháp điều trị, còn có quan hệ mật thiết với tốt chất cơ thể cá nhân và độ mẫn cảm của thần kinh. Khi cùng dùng một phương pháp để điều trị cho các bệnh nhân trĩ giống nhau những phản ứng đau của mỗi cá nhân vẫn không hoàn toàn giống nhau. Đó là hiện tượng phổ biến.
Theo Healthplus.vn