Bài 21: Canh đậu phụ nấu mướp đắng
Mướp đắng: 150g
Đậu phụ: 400g
Rượu, dầu ăn, tinh bột ướt, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Mướp đắng rửa sạch, rạch dọc bỏ hạt bên trong, cắt lát, Đậu phụ rửa sạch cắt miếng. Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho Mướp đắng vào xào sơ qua rồi đổ thêm nước lượng đủ dùng, cho Đậu phụ, Rượu, Xì dầu vào đun sôi thêm một lúc rồi cho tinh bột, gia vị vào là được. Dùng làm thức ăn kèm trong bữa ăn.
Công dụng: Thanh nhiệt hóa thấp.
Chủ trị: Viêm gạn mạn tính có các triệu chứng thấp nhiệt trung trở.
Bài 22: Nước luộc phật thủ

Phật thủ: 12g
Gừng tươi: 12g
Đường trắng lượng đủ dùng.
Cách chế biến: Phật thủ, gừng tươi rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi thật kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã, cho Đường vào đun lại cho sôi là được. Uống ngày 2 – 3 lần, thay nước chè.
Công dụng: Khoan trung, điều khí, hòa vị trừ nôn.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính có các triệu chứng ngực đầy trướng, ăn uống kém, thỉnh thoảng nôn mửa.
Bài 23: Canh tam mễ xích tiểu đậu
Ý dĩ nhân: 120g
Gạo tẻ: 100g
Kê: 60g
Xích tiểu đậu: 50g
Cách chế biến: Các thứ đêm rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần, ăn lúc cháo còn nóng.
Công dụng: Lợi thấp, giải độc, kiện tỳ hòa vị.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính không vàng da thể tỳ hư thấp thịnh.
Bài 24:
Hồng táo: 3 quả
Quất bì: 1 nhúm
Cách chế biến: Sắc kỹ Hồng táo và Quất bì, lọc lấy nước, thêm Đường vừa đủ sắc lại cho sôi, uống.
Chủ trị: Viêm gan vàng da.
Bài 25: Nước sinh tố dưa hấu cà chua
Dưa hấu
Cà chua
Hai vị liều lượng tùy ý.
Cách chế biến: Cho Dưa hấu, cà chua vào máy xay sinh tố, xay riêng từng thứ, sau đó gộp chung lại, thêm nước sôi nguội và Đường vừa đủ dùng vào khuấy đều, uống tùy thích.
Công dụng: Thanh nhiệt dưỡng âm.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính thuộc thể can thận âm hư.
Bài 26: Xi rô nhân trần
Nhân trần: 480g
Mật ong: 200 ml
Cách chế biến: Nhân trần đem rửa sạch băm nhỏ, cho vào nồi, thêm 1500 ml nước đun sôi thật kỹ, lọc bỏ bã, cô còn 500 ml, cho Mật ong vào khuấy đều, đựng trong lọ sạch, dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 ml với nước sôi.
Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, lợi mật.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính.
Bài 27: Chè hoàng kỳ hoài sơn
Hoàng kỳ: 30g
Hoài sơn: 100g
Đường trắng vừa đủ dùng.
Cách chế biến: Nấu kỹ Hoàng kỳ, lọc lấy nước. Cho Hoài sơn (đã được thái lát) vào nước nấu Hoàng kỳ, đun sôi khoảng 25 – 30 phút, thấy sánh đặc cho thêm Đường vào là được. Ngày ăn 2 lần sáng và tối.
Công dụng: Kiện tỳ ích thận, bổ khí sinh huyết.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính thuộc thể khí suy tỳ vị hư nhược.
Bài 28: Nước uống rễ tranh

Rễ tranh: 30g
Đường trắng vừa đủ
Cách chế biến: Rễ tranh rửa sạch cắt từng đoạn ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi kỹ, sau đó cho Đường vào là được. Dùng uống hằng ngày.
Công dụng: Sinh tân dịch giảm khát, thanh nhiệt lợi tiểu, mát máu, cầm máu.
Chủ trị: Viêm gan cấp tính có biểu hiện nhiệt độc mạnh, phát sốt, xuất huyết.
Bài 29: Canh đậu đỏ nấu ốc suối
Đậu đỏ: 60g
Ốc suối (khe): 120g
Đường phèn lượng đủ dùng.
Cách chế biến: Ốc suối đem ngâm nước sạch khoảng 2 – 3 ngày, rửa sạch Ốc rồi cho vào nồi, thêm nước đun sôi khoảng 25 phút, lọc qua vải lấy nước luộc Ốc hòa thêm Đường phèn cho tan. Tiếp theo cho Đậu đỏ vào nước Ốc đun sôi, cho lửa nhỏ đun tiếp cho đến khi Đậu đỏ chín nhừ là được. Ngày ăn 2 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt lợi tiểu, giảm đau, tiêu thũng.
Chủ trị: Viêm gan vàng da cấp tính, bí tiểu tiện, phù thũng.
Bài 30: Chè nhân trần
Nhân trần: 20 – 50g
Bản lam căn: 20 – 50g
Đường trắng: lượng đủ dùng
Cách chế biến: Nhân trần, Bản lam căn đem rửa sạch, cho 500ml nước đun sôi còn 300 ml, lọc bỏ bã, thêm Đường là được. Dùng uống thay nước trà, ngày uống 3 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
Chủ trị: Viêm gan B cấp tính.
Theo Healthplus.vn