I. Những con đường lây truyền virut viêm gan C.
Con đường truyền gồm:
(1) Huyết dịch chứa virut viêm gan C, chủ yếu truyền bằng chuyền máu và các chế phâm bằng máu như huyết tương, hồng tế bào và toàn huyết. Truyền bá di truyền bá do truyền máu chiếm 5% – 15%.
(2) Virut gan C tồn tại trong nước bọt, tinh dịch và chất phân tiết trong âm đạo, vì vậy truyền qua con đường tình dục cũng là con đường truyền nhiễm quan trọng của gan C.
(3) Nhân tố nguy hiểm thường thấy nhất là tiêm chất độc vào tĩnh mạch. Nếu dụng cụ tiêm sử dụng nhiều lần và dùng chung với người khác có thể tăng thêm hệ số lây nhiễm.
(4) Virut gan C ctình huống truyền qua dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu chung hoặc dùng chung cụ y tế chưa tiêu độc kỹ như công cụ nhổ răng chư tẩy trùng sạch.
(5) Bị tổn thương do kim đâm là nhân tố nguy hiểm của nhân viên y tế.
(6) Virut gan C ít thấy truyền từ mẹ sang con.

II. Làm thế nào xác được viêm gan C là cấp tính hay mạn tính?
Có thể phán đoán được qua mấy điểm dưới đây:
(1) Có thể hỏi quá trình tiếp xúc của bệnh nhân. Nếu trước nửa năm bệnh nhân có truyền máu, hoặc tiêm vào tĩnh mạch và có tiếp xúc bệnh nhân viêm gan C thì có thể là viêm gan C mạn tính.
(2) Phân biệt chủ yếu giữa viêm gan C và viêm gan mạn tính là thời gian phát bệnh dài hay ngắn, nếu bệnh nhân bị viêm gan C đã nửa năm, trong vòng nửa năm đã chữa khỏi bệnh hoặc tự nhiên khỏi, điều đó chứng minh bệnh nhân lây nhiễm viêm gan C cấp tính. Nếu quá nửa năm trong cơ thể bệnh nhân vẫn còn virut gan C, chứng tỏ bệnh gan C của bệnh nhân chưa khỏe, chuyển thành viêm gan C mạn tính.
(3) Do số đông người bị viêm gan C, chứng trạng trên lâm sàng nhẹ nên khi phát hiện bệnh này không biết nên phát bệnh từ bao giờ, nếu chỉ dựa vào kết quả của phòng xét nghiệm thì khó lòng phán đoán là viêm khớp cấp tính hay mạn tính. Lúc này tồn thương của gan, châm xuyên gan là phương pháp chuẩn đoán tốt nhất.
III. Kháng thể virut viêm gan C dương tính là mắc bệnh viêm gan C chăng?
Không hẳn như thế, nói chung có 3 tình huống có hể xuất hiện kháng thể viêm gan C dương tính.
(1) Bệnh nhân nếu từng lây nhiễm virut viêm gan C, kháng thể của nó vẫn có thể là dương tính, nhưng HCV – RNA âm tính, chỉ tiêu chuyền men ammoniac đều bình thường. Lúc này chỉ tiêu dương tính chỉ có thể nói rõ người ấy từng lây nhiễm virut viêm gan C nhưng đã khỏi hẳn.
(2) Kháng thể virut viêm gan C dương tính, đồng thời HCV – RNA dương tính và công năng gan khác thường, dựa theo những chỉ tiêu này có thể phán đoán bệnh nhân mắc viêm gan C.
(3) Bệnh nhân viêm gan do tự thân miễn dịch, cũng có thể xuất hiện kháng thể virut viêm gan C dương tính, lúc này không thể đơn thuần căn cứ kháng thể viêm gan C dương tính để nói rằng bệnh nhân bị viêm gan C, cần kiểm tra thêm những chỉ tiêu liên quan đến hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
Vì thế không đơn thuần kiểm tra một lầm kháng thể virut viêm gan C dương tính để xác định bệnh nhân có bị viêm gan C hay không, cần hỏi kỹ về tiền sử bệnh và kiểm tra tiếp.

IIV. Viêm gan C cấp tính có những biểu hiện gì?
Chứng trạng viêm gan C cấp tính không rõ rệt. Số đông người khi ở thời kỳ đầu bị viêm gan C thường không biểu hiện gì khó chịu, cũng không kịp thời đến bệnh viện khám chữa, vì thế nhiều người từ viêm gan C cấp tính mà chuyển thành viêm gan C mạn tính. Chứng trạng chủ yếu của viêm gan C cấp tính là phát sốt, hoàng đản, buồn nôn, nôn mửa và ách tức ở vùng gan, nhưng biểu hiện tương đối nhẹ, khó phát hiện hoặc chỉ biểu hiện là men ammoniac chuyển dâng cao và gan sưng to. Hơn nữa số bệnh nhân viêm gan C cấp tính sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính.
V. Viêm gan C mạn tính có những biểu hiện gì?
Biểu hiện của viêm gan C mạn tính thường nhẹ, như mệt mỏi, mất sức, vùng gan đau lâm râm hoặc khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, ăn uống giảm sút, bụng đầy, có thể có hoàng đản nhưng hoàng đản nhẹ. Biểu hiện của nó giống viêm gan B nhưng nhẹ hơn, hệ số phát sinh hoàng đản cũng thấp hơn viêm gan B.
Theo Healthplus.vn