Dựa vào những nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ, ta có thể phân chia giấc ngủ làm hai dạng: Giấc ngủ chủ động và giấc ngủ bị động.
Giấc ngủ chủ động

Khi đầu óc cảm thấy mệt mỏi hoặc khi chúng ta phải liên tục làm những công việc nhàm chán giống nhau… chúng ta sẽ có cảm giác buồn ngủ, bởi vì lúc này khả năng điều khiển và sự hưng phấn trong não bị giảm rất nhiều. Giấc ngủ như vậy được gọi là giấc ngủ chủ động. Khi con người phải trải qua một ngày làm việc bằng thể lực và trí óc một cách mệt nhọc, vất vả, cơ thể và đầu óc sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, và sẽ không còn sự hăng say đối với công việc.
Giấc ngủ bị động

Tất cả các hoạt động của bộ não đều nhận được sự kích thích từ bộ phận cơ cấu làm việc của não bộ khái niệm. Giấc ngủ bị động được xấu phát từ chính nguyên lý này. Giấc ngủ bị động không giống như giống ngủ chủ động, giấc ngủ bị động đến là khi mật độ hoạt động của não bộ không phù hợp với bộ phận cơ cấu làm việc của não bộ. Thường thì, sau khi các bộ phận trên cơ thể nhận được sự kích thích sẽ thông báo bộ não làm việc thông qua cơ quan làm việc của bộ não. Tuy nhiên nếu như cơ quan làm việc của bộ não không nhận được đầy đủ những kích thích bên ngoài thì bộ não cũng không được kích thích mạnh, chức năng của bộ não giảm. Do vậy cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác buồn ngủ.
Con người thường ngủ vào ban đêm ngoài nguyên nhân phải nghỉ một ngày làm việc bận rộn vất vả và nguyên nhân do mất ánh sáng còn bởi vì một nguyên nhân quan trọng khác đó là: Cơ quan làm việc của bộ não không nhận được đầy đủ các kích thích từ bên ngoài nên các tế bào trong não không hoạt động và từ đó sinh ra cảm giác buồn ngủ.
Theo Healthplus.vn