Hầu hết ai cũng nghĩ rằng, stress là một điều gì đó rất xấu, nó làm ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, nhưng thật ra một chút cảm xúc căng thẳng lại rất có lợi.
Daniela Kaufer, giáo sư, tiến sĩ của Đại học California tại Berkeley (Mỹ) tiến hành nghiên cứu về mặt sinh học của stress bằng việc kiểm tra cấp độ phân tử của não bộ phản ứng với lo lắng và sự kiện chấn thương như thế nào đã phát hiện một số loạistress có thể mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên.
Tiến sĩ nói thêm, stress tốt và xấu có sự khác biệt rõ rệt, nhờ đó mà chúng ta có thể đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh. Phản ứng với căng thẳng được thiết kế nhằm giúp chúng ta phản ứng trước một cái gì đó có khả năng đe dọa xảy ra, giúp chúng ta đối phó với nó và học hỏi được nhiều điều mới mẻ hơn.
Nghiên cứu của tiến sĩ Kaufer cho thấy stress vừa phải có thể cải thiện sự tỉnh táo và tăng cường trí nhớ.

I. Đo lường ảnh hưởng của stress.
Daniela Kaufer cùng với các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu những tác động của stress trên chuột sau khi xem xét cụ thể sự tăng trưởng của tế bào gốc ở vùng hippocampus của não, và nhận thấy hippocampus tham gia vào các phản ứng căng thẳng, đồng thời nó cũng rất quan trọng cho việc học tập và trí nhớ.
Khi các con chuột tiếp xúc với căng thẳng ở mức trung bình, trong một thời gian ngắn (vài giờ), các nhà khoa học nhận thấy có sự kích thích tăng trưởng ở tế bào gốc và các tế bào này góp phần để tạo thành tế bào thần kinh hoặc các tế bào não. Một vài tuần sau đó, các xét nghiệm cho thấy những con chuột đã có các dấu hiệu cải thiện việc học tập và trí nhớ. Từ đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng, các tế bào cụ thể được tạo ra trong quá trình căng thẳng giúp kích hoạt các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.
II. Có thể quản lý năng lượng não.
Stress vừa phải có thể quản lý căng thẳng, làm bạn tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc của não bằng cách khuyến khích sự tăng trưởng tế bào gốc thành tế bào não, giúp cải thiện trí nhớ. Sự gia tăng các tế bào gốc và các thế hệ tế bào thần kinh làm cho tinh thần trở nên thích nghi với những tình huống khó khăn hơn.
Ví dụ, nếu đang đi trên một con hẻm và có ai đó đe dọa bạn, bạn cần phải nhớ chính xác nơi mà bạn đang đi để tránh lặp lại điều đó trong tương lai. Bộ não của bạn sẽ không ngừng đáp ứng với stress, căng thẳng cực độ hoặc mạn tính có thẻ có một tác động tiêu cực. Nhưng căng thẳng như vừa phải và xảy ra trong thời gian ngắn, ví dụ như một kỳ thi học kỳ, chuẩn bị có bài phát biểu tước công chứng, trong trường hợp đó lại có tác dụng cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ.
III. Khi nào căng thẳng trở nên có hại?
Những người cảm thấy tự tin vì cho rằng họ có thể quản lý căng thẳng thường ít có khả năng bị stress áp đảo, đồng thời họ cũng sẽ có phản ứng lành mạnh hơn với stress. Thêm vào đó, đối với những người biết kiểm soát tình hình thì stress ít có khả năng gây hại đến người đó. Chỉ trong trường hợp nếu bạn không có khả năng đối phó thì bạn sẽ cảm thấy bất lực, và lúc này căng thẳng sẽ gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, kinh nghiệm cuộc sống góp phần giúp định hình cách phản ứng với stress. Nếu cuộc sống trước đây của bạn đã trải qua nhiều sự việc căng thẳng, bạn có thể dễ bị tổn thương hơn trước tác hại của stress.

IV. Căng thẳng ảnh hưởng sức khỏe.
Stress mạn tính có thể làm co mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, quá nhiều căng thẳng có thể làm ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, stress mạn tính làm giảm khả năng sinh sản ở động vật. Ở chuột cái, căng thẳng sẽ làm giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai lên.
Đối với các bệnh nhân bị bệnh trĩ, stress làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh trĩ, quá trình chữa trị sẽ kéo dài nếu bệnh nhân luôn trong tình trạng căng thẳng.
V. Làm gì khi bị căng thẳng?
Khi bị căng thẳng, bạn có thể tập yoga, thiền định, nghe nhạc, đi bộ,… đồng thời, bạn phải tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng để có biện pháp tháo gỡ phù hợp. Mặt khác, bạn cũng nên nhìn nhận rằng, căng thẳng tạm thời có thể mang lại nhiều lợi ích nên bạn phải có một thái độ tích cực để đối phó với nó.
Theo các chuyên gia tâm lý, cách nhìn nhận vấn đề với thái độ tích cực đóng vai trò to lớn trong việc giúp chúng ta xử lý căng thẳng một cách lành mạnh.
Theo Healthplus.vn