Giấc ngủ là một hiện tượng sinh lý tất yếu, ngủ cũng giống như bữa ăn, là một trong những cơ sở đê chúng ta tồn tại. Vì vậy chúng ta không thể sống mà không ngủ.
Ngủ có thể xóa bỏ những mệt mỏi

Giấc ngủ giúp con người xóa bỏ những mệt mỏi do làm việc, học tập quá căng thẳng gây ra. Khi chúng ta đã đi vào giấc ngủ đặc biệt là khi đã ngủ sâu, cơ thể bắt đầu thả lỏng và bộ não cũng dần đi vào trạng thái tĩnh. Lúc này cả cơ thể và bộ não đều được nghỉ ngơi. Khi giấc ngủ của bạn đã thực sự sâu, cơ thể càng được thả lỏng và mọi mệt mỏi sẽ được xua tan. Do vậy ngủ có tác dụng loại bỏ những mệt mỏi cho cả cơ thể và đầu óc của con người.
Ngủ sẽ tăng cường những hoạt động của trí não
Khi ngủ, trí não của chúng ta không phải hoạt động mà có thể hoàn toàn được nghỉ ngơi, và sẽ chuẩn bị cho những hoạt động vào ngày mới. Ngoài ra sự phát triển của trí não là do quá trình hoạt động tích cức cửa các tế bào não tạo nên. Các tế bào thần kinh hoạt động mạnh sẽ có tác dụng nâng cao chức năng của trí não. Khi giấc ngủ đã sâu, các tế bào não được kích thích hoạt động, mạch máu não được mở rộng, lượng máu vận chuyển lên não càng tăng lúc này não sẽ dần phát triển mạnh bởi quá trình điều tiết của não được hỗ trợ. Theo một số nghiên cứu thì sự hoạt động trí não của mỗi người khi ngủ có mức độ nhanh chậm khác nhau. Thường thì hoạt động trí não ở trẻ em khi ngủ nhanh hơn những người bình thường.
Nếu như chúng ta không được ngủ đầy đủ thì bộ não cũng sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ, và tất nhiên sẽ có ảnh hưởng không tốt đến chức năng hoạt động của trí não. Mặt khác sự phát triển của các tế bào não được quyết định bởi tần số dao động của trí não. Nếu tần số dao động của trí não chậm thì các tế bào não phát triển không tốt, chức năng của trí não cũng không được phát huy đầy đủ. Điều này có ảnh hưởng không tốt đối với trí nhớ của con người. Nhiều người cố ý ngủ rất ít để họ có nhiều thời gian học tập và làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên việc làm này lại không có kết quả tốt như họ tưởng vì không được ngủ đầy đủ nên đầu óc sẽ rất mệt mỏi, khi học và làm việc họ không tập trung được tinh thần và trí nhớ nên kết quả không như mong đợi.
Ngủ sẽ có tác dụng tích luỹ năng lượng cho cơ thể
Khi con người đã vào ngủ, đặc biệt là khi đã ngủ sâu tần số dao động của trí não chậm, bộ não đi vào trạng thái nghỉ ngơi lúc này chỉ có hệ thần kinh giao cảm là hoạt động mạnh, hệ hô hấp và huyết áp của mạch máu ổn định các bộ phận cơ quan của cơ thể ở vào trạng thái tĩnh, do vậy lượng năng lượng cần phải tiêu hao rất ít. Do đó cả cơ thể và bộ não đều có thể tích luỹ năng lượng để chuẩn bị tốt cho sinh hoạt, làm việc, học tập của ngày hôm sau.
Ngủ sẽ kích thích sự phát triển của cơ thể

Tần số dao động của trí não chậm trong khi ngủ có ảnh hưởng rất lớn đối với những nhân tố kích thích sự phát triển của cơ thể. Những nhân tố kích thích sự phát triển được sinh ra khi giấc ngủ đã sâu. Giấc ngủ càng sâu thì các nhân tố kích thích sự phát triển được sản sinh ra càng nhiều. Mặt khác những nhân tố kích thích sự phát triển được tiết ra càng nhiều thì trẻ sẽ có thể ngủ sâu càng lâu. Tác dụng qua lại giữa các nhân tố kích thích sự phát triển và giấc ngủ sẽ kích thích sự phát triển của cơ thể.
Ngủ có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch
Khi cơ thể đã đi vào giấc ngủ thì sự bài tiết các chất độc hại trong cơ thể càng giảm nhưng lại có thể sản sinh ra nhiều chất tăng cường khả năng miễn dịch đối với cơ thể. Ngoài ra, giấc ngủ đầy đủ có thể đảm bảo khả năng miễn dịch của cơ thể, sự bài tiết trong hệ thần kinh và cân bằng nhiệt độ cơ thể, từ đó có thể đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ quan miễn dịch trong cơ thể. Ngược lại nếu như chúng ta không ngủ đầy đủ thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ rất kém! Hơn nữa, thiếu ngủ cũng sẽ làm mất cân bằng đối với hệ tiêu hóa, hệ bài tiết,… Điều này cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
Theo Healthplus.vn