Táo bón là trạng thái đi cầu ra phân khô cứng, buồn đi cầu nhưng lại không thể đi được, người bị táo bón thường phải rặn mạnh mỗi khi đi cầu, nếu không được điều trị kịp thời táo bón lâu ngày gây bệnh Trĩ và một số bệnh khác như nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, trực tràng…
Khi quá trình ăn uống bình thường mà người bệnh thấy những biểu hiện như đi cầu ít, bụng đau, rặn mạnh mà không đi cầu được, một tuần đi cầu dưới 3 lần hoặc không đi cầu lần nào.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón
Những nguyên nhân chính dẫn đến táo bón là do chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực tập cay nóng, chất kích thích mà không bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ
- Uống không đủ nước, thường xuyên uống nước có ga mà không cung cấp nước lọc cho cơ thể, cơ thể thiếu nước khiến phân khô cứng, khó đi cầu hơnm quá trình di chuyển phân trong ruột cũng chậm hơn.
- Chế độ ăn uống không điều độ kéo dài thường xuyên, những người có thói quen ăn thức ăn nhanh thay vì ăn cơm rất dễ mắc bệnh táo bón.
- Thói quen đi cầu không tốt, thường xuyên nhịn đi cầu khi mót, đọc báo, chơi game khi đi cầu, điều này khiến phân tích tụ trong ruột lâu, rất dễ bị táo bón.
- Áp lực công việc, stress cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh táo bón, khi tâm trạng không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa rối loạn, nhu động ruột không hoạt động đẩy phân ra ngoài gây táo bón.
- Một nguyên nhân nữa dẫn đến bệnh táo bón chính là do sử dụng các loại thuốc như thuốc ho, thuốc giảm đau…
Táo bón lâu ngày gây bệnh Trĩ
Táo bón là một triệu chứng hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người tuy nhiên lại ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý của con người ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời táo bón sẽ dẫn đến những biến chứng sau:

Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ
Bệnh Trĩ: Thay vì nói táo bón là nguyên nhân gây bệnh Trĩ thì phải n ói táo bón chính là một trong số những triệu chứng của bệnh Trĩ, khi bị táo bón người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh khi đi cầu, rặn mạnh khiến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép khiến chúng giãn ra hình thành búi Trĩ.
Ngoài ra phân cứng giữ lâu trong ruột khiến máu không thể lưu thông qua các tĩnh mạch, máu chị dồn nén lại khiến tĩnh mạch phình ra, phân cứng cọ sát vào tĩnh mạch thúc đẩy chúng giãn ra.
Nứt kẽ hậu môn: Bệnh này thường đi kèm với bệnh Trĩ, táo bón khiến phân cứng, mỗi lần đi cầu đều gặp rất nhiều khó khăn, rặn mạnh khi đi cầu khiến phân cọ sát vào thành hậu môn gây tổn thương, tạo thành các vết nứt, nếu không điều trị táo bón bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, khiến người bệnh đau đớn.
Ngoài hai bệnh trên táo bón còn dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác như viêm đại tràng, trực tràng, chán ăn, đầy bụng, chướng bụng…
Phòng tránh và điều trị bệnh táo bón
Để phòng tránh bệnh táo bón thì người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày, tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế những đồ ăn có tính cay nóng, chất kích thích.

Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ
Thay đổi thói quen đi cầu, tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định, không đọc báo, chơi game khi đi cầu.
Đối với những người do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi lâu, sử dụng đồ ăn cay nóng, chất kích thích thì nên sử dụng thảo dược hỗ trợ để phòng tránh bệnh táo bón như Diếp cá, đương quy, rutin(hoa hòe)nghệ dưới dạng Meriva và Magie giúp nhuận tràng chống táo bón hiệu quả.
Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại:1900 545439 – (04) 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Theo Healthplus.vn