Bệnh trĩ gây ra nhiều sự phiền toái cho chính người bệnh, ảnh hưởng đến đời sống hàng của người bệnh. Bệnh trĩ rất dễ tái phát, vì vậy quá trình chữa bệnh trĩ và chăm sóc bệnh nhân là một điều rất quan trọng.
I. Những triệu chứng của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ sinh ra là do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết.

Những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh trĩ, benh tri là:
– Chảy máu: đây là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Chứng chảy máu khi đi đại tiện là do táo bón gây ra, bệnh nhân phải rặn nhiều khi đi đại tiện. Nặng hơn nữa, nếu triệu chứng chảy máu kéo dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng.
– Hiện tượng sa búi trĩ: thường xuất hiện sau khi có hiện tượng cháy máu. Sau khi đi đại tiện sẽ có một khối thịt nhỏ lồi ra ở ngoài hậu môn, sau khi đi đại tiện xong sẽ tự co lại vào trong. Càng về sau, khối thịt đó sẽ to dần lên, không thể tự co lại vào trong và phải dùng tay nhét vào. Khi bệnh trĩ, benh tri ở giai đoạn cuối cùng, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn.
– Ngoài 2 triệu chứng phổ biến trên, bệnh trĩ có một số triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh vùng hậu môn. Thông thường trĩ sẽ không gây đau, triệu chứng đau sẽ xảy ra khi có các biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn, áp xe hậu môn,…. Hiện tượng ngứa do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn, làm cho bệnh nhân cảm thấy bị ngứa và ướt.
II. Thảo dược chữa bệnh trĩ.
Mục tiêu của quá trình chữa trị bệnh trĩ là phải làm giảm thiểu các triệu chứng mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân. Với các triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ, đau và ngứa hậu môn, để trị liệu thì cần dùng các loại thuốc có tác dụng như:
– Ngăn ngừa chảy máu
– Co búi trĩ
– Giảm đau
– Chống viêm.
Trong Đông Y có rất nhiều vị thuốc có tác dụng trên với những ưu điểm nổi bật: có tác dụng nhanh mà vẫn an toàn cho cơ thể, có thể phối hợp với nhau mà không gây tương tác thuốc.

Một số vị thuốc có hiệu quả vượt trội đó là: Đại du có tác dụng cầm máu, chuyên trị kiết lỵ ra máu, bệnh trĩ chảy máu. Phòng phong giúp giảm đau nhanh, Chỉ xác có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón sẽ giúp cho việc đại tiện của người bị trĩ dễ dàng hơn, hạn chế hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện, làm co búi trĩ hiệu quả. Đương quy giúp bổ huyết, rất cần thiết cho những người thường xuyên bị chảy máu do bệnh trĩ, phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
Để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát thì việc trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là một yếu tố rất quan trọng. Trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ làm giảm sự căng giãn tại tĩnh mạch trực tràng hậu môn. Với tác dụng này, vị thuốc Hòe giác (quả Hòe) sẽ mang lại hiệu quả nhất. Hòe giác sẽ làm tăng trương lực của mạch máu, làm bền thành mạch từ đó làm giảm sự căng giãn tĩnh mạch trực tràng hậu môn, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh trĩ sinh ra do lối sống không khoa học, ngoài việc dùng thuốc thì việc tạo một thói quen sinh hoạt lành mạnh như: uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, vận động cơ thể thường xuyên,… đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phòng bệnh trĩ.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, trong quá trình chữa bệnh trĩ, bệnh nhân nên sử dụng các bài thuốc một cách hợp lý, duy trì một lối sống khoa học để đạt hiệu quả cao.
Theo Healthplus.vn