Chúng ta sẽ tìm hiểu về chứng táo bón và việc thường xuyên bị ỉa chảy sẽ là những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Và cần phải có biện pháp để ngăn ngừa căn bệnh quái ác này.
Vì sao táo bón có thể gây ra trĩ?
Táo bón là phân khô kết chặt với nhau, không thể đi đại tiện đúng giờ, dẫn đến phân bị ứ trệ lâu ngày trong trực tràng. Đây là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Táo bón, đặc biệt là táo bón mãn tính, có thể gây ra một số hậu quả sau:
Một là về giải phẫu, do trong tĩnh mạch trực tràng bị thiếu van tĩnh mạch, hơn nữa do các động mạch, tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng nằm ở các độ cao khác nhau, nên khi xuyên qua các tầng cơ rất dễ chịu sự chèm ép của các cục phân, có thể ảnh hưởng đến việc hồi lưu của máu. Vì vậy, dễ gây ra trĩ hoặc thúc đẩy trĩ phát triển.
Hai là khi táo bón, phân khô hết, thời gian đại tiện quá dài, có thể làm áp lực ở bụng tăng cao, làm phần trực tràng hậu môn bị gập phình, co vòng quanh hậu môn nhão ra, niêm mạc trực tràng và tầng cơ thậm chí bị lòi ra, ống hậu môn sẽ theo phân dịch chuyển xuống dưới; từ đó dễ gây ra bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra táo bón rất đa dạng, có thể do bệnh tật gây ra như bệnh kết tràng quá lớn bẩm sinh, vv khi đó phải loại trừ nguyên nhân gây ra bệnh, mới có thể loại bỏ được táo bón. Nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là do thói quen sinh hoạt không tốt gây ra. Tùy ý kéo dài thời gian đi đại tiện, coi thường việc đi đại tiện đúng giờ, làm hoạt động bài tiết bình thường vốn có bị đảo lộn, dẫn đến tính mẫn cảm bình thường của trực tràng đối với kích thích do áp lực của phân khi đại tiện bị giảm xuống, khiến phân ứ trệ trong trực tràng và không thể kịp thời sản sinh ra phản xạ bài tiết, từ đó gây ra táo bón. Vì vậy, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, điều độ, sinh hoạt có quy tắc, quy củ, ăn uống đầy đủ, đúng giờ, không chỉ ăn riêng một món nào đó; đặc biệt là tạo thói quen mỗi ngày đi đại tiện 1 lần đúng giờ để hình thành phản xạ có điều kiện tốt khi đại tiện. Đó chính là vấn đề then chốt trong việc phòng chống bệnh táo bón, đồng thời đây cũng là một cách phòng bệnh trĩ khá hiệu quả.
Ỉa chảy có phải là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ không?
Ỉa chảy là một nhóm chứng tổng hợp: số lần đi đại tiện tăng lên nhiều lần và phân lỏng. Người thường xuyên bị ỉa chảy rất dễ bị trĩ. Nó gây ra 2 nguyên nhân: Một là ỉa chảy làm áp lực ở bụng tăng cao, khiến trực tràng hậu môn bị sung huyết, tĩnh mạch trực tràng bị gập phình, co vòng ở hậu môn bị nhão ra, hơn nữa số lần đi đại tiện tăng nhiều, thời gian kéo dài; có thể làm niêm mạc trực tràng tách khỏi tầng cơ, từ đó dễ gây ra trĩ. Hai là ỉa chảy lâu ngày, trực tràng sẽ bị viêm, ảnh hưởng đến hốc hậu môn và gây ra viêm hậu môn, lây nhiễm tuyến hậu môn và viêm phần rìa trực tràng hậu môn và từ đó gây ra sưng tấy làm mủ, vv… có thể dẫn đến các mô xung quanh phía dưới trực tràng bị viêm, chùm tĩnh mạch trĩ phát sinh viêm xung quanh tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, dẫn đến vách trong của mạch máu bị yếu đi, kéo theo mạch máu bị giãn, sung huyết, từ đó gây ra hoặc làm bệnh trĩ nặng lên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ỉa chảy, nhưng hay gặp nhất là do bệnh viêm đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm kết tràng gây ra ỉa chảy mãn tính. Vì vậy, vấn đề then chốt để phòng chống ỉa chảy là phòng chống lây nhiễm đường tiêu hóa, phòng chống lây nhiễm đường ruột và trước tiên phải chú ý vệ sinh ăn uống. Một khi đã bị viêm nhiễm đường ruột như viêm ruột, kiết lị thì phải kịp thời chữa trị triệt để, để tránh viêm cấp tính chuyển thành mãn tính. Những điều này đều là cách tốt nhất phòng chống ỉa chảy gây ra bệnh trĩ.
Theo Healthplus.vn