Ở trên 90% bệnh nhân tiêu chảy câp tính thấy bệnh nhẹ và tự khỏi,đáp ứng trong vòng 5 ngày với liệu pháp tiếp nước đơn giản hoặc các tác nhân chống tiêu chảy. Trong những trường hợp này, việc nghiên cứu xét nghiệm để xác minh tác nhân gây bệnh là không cần thiết vì nó gây tốn kém, thường không phát hiện được gì và không có tác dụng điều trị. Thật vậy, tỷ lệ phân lập vi khuẩn gây bệnh từ các mẫu nuôi cấy phân ở các bệnh nhân tiêu chảy cấp tính là dưới 30%. Như vậy, mục tiêu đánh giá ban đầu là phân biệt các bệnh nhân này với các bệnh nhân mắc bệnh nặng hơn. Ở nhiều phòng khám bệnh goại trú, soi hiển vi phân tìm các bạch cầu trong phân được thực hiện để phân biệt tiêu chảy không viêm vơi tiêu chảy viêm. Sự xuất hiện bạch cầu làm nghĩ đến tiêu chảy do viêm và chứng tỏ sự cần thiết của nuôi cấy vi khuẩn ở phân.

Các bệnh nhân có các dấu hiệu tiêu chảy do viêm biểu hiện bằng bất kỳ các đặc điểm sau đây đòi hỏi sự quan tâm y học kịp thời : sốt cao (>38.50C), tiêu chảy có máu, đau bụng hoặc tiêu chảy không giảm sau 4-5 ngày. Tương tự như vậy, các bệnh nhân có các triệu chứng mất nước phải được đánh giá (khát quá nhiều, miệng khô, giảm tiểu tiện, yếu đuối, đờ đẫn ). Việc thăm khám thực thể phải chú ý vẻ ngoài chung của bệnh nhân, trạng thái tâm trí, khối lượng cơ thể, xuất hieenk đau bụng khi chạm vào bụng hoặc viêm màng bụng. Các phát hiện màng bụng thấy khi bệnh do C.dificile và E.coli xuất huyết ruột. Cần cho nhập viện các bệnh nhân bị mất nước nặng, có nhiễm độc hoặc đau bụng. Các mẫu phân giải được gửi trong mọi trường hợp để xét nghiệm tìm bạch cầu trong phân và nuôi cấy vi khuẩn (bảng 13-5). Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính ở các bệnh nhân bị lỵ là 60-70%. Một xét nghiệm soi phân ướt tìm amip cũng được làm cho các bệnh nhân nghi bệnh lỵ có tiền sử du lịch tới các vùng có bệnh lưu hành hoặc những người đồng tính luyến ai. Ở các bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với kháng ính, mẫu phân làm đẻ tìm độc tố C. difficile. Nếu nghi ngời E.coli 0157:H7, lo bô phải cảnh giác làm định loại huyết thanh đặc trưng. Ở các bệnh nhân tiêu chảy kéo dài trên 10 ngày, ba lần xét nghiệm phân được thực hiện để tìm các trứng và ký sính vật. Gạc thấm trực tràng được gửi xét nghiệm tìm chlamydia, Neisseria gonorrhoeae và virus herpessimplex ở những người đang độ tuổi hoạt động tình dục bị viêm trực tràng nặng.
Nội soi đại tràng sigma là có lý do chính đáng được làm ngay cho các bệnh nhân có các triệu chứng việm trực tràng nặng (buốt mót, chảy mủ, đau trực tràng) và cho các bệnh nhân nghỉ viêm ruột kết do C.difficile nặng. Phân biệt tiêu chảy nhiễm khuẩn với tiêu chảy do viêm loét ruột kết và viêm ruột kết thiếu máu cục bộ.
Điều trị.
A. Chế độ ăn.
Đa số những người lớn bị tiêu chảy nhẹ sẽ không dẫn tới mất nước miễn là hộ uống đủ chất lỏng có cacbonhydrat và các chất điện giải. Các bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn để cho ruột nghỉ ngơi bằng cách tránh các thức ăn nhiều xơ, mỡ, sản phẩm sữa, cafein và rượu. Các bữa ăn thường xuyên với các đồ uống nước quả, chè , các đồ uống có cacbonat không sủi bọt, các thực phẩm dễ tiêu ( như xúp, bánh quy) được khuyến khích.
Bảng 13-5: Các bạch cầu ở phân trong các rối loạn đường ruột.
Nhiễm khuẩn |
Không nhiễm khuẩn |
Có |
Có thể thay đổi |
Không có |
Có |
ShigellaCampylobacter
E.coli xâm nhập ruột (EIEC) |
SalmonellaYersinia
Virbrio parahaemolytica
Clostridium difficile
Aeromonas |
Virus NorwalkRotavirus
Giardia lamblia
Cryptosporidium
“Ngộ độc thức ăn”
Tụ cầu vàng
Bacillus cereus
Clostridium perfrigens
Escherichia coli
Độc ruột (ETEC)
Xuất huyết ruột(EHEC) |
Viêm loét ruột kếtBệnh Crohn
Viêm ruột kết do chiếu xạ
Viêm ruột kết thiếu máu cục bộ |
B. Bù nước.
Trong tiêu chảy nặng hơn, mất nước có thể xảy ra nhanh, đặc biệt là ở trẻ em. Bù nước đường uống với các chất lỏng chứa glucose, Na+, K+, Cl- và bicacbonat hoặc citrat được thích dùng trong phần lớn các trường hợp hơn là truyền dịch tĩnh mạch vì nó không tốn kém, an toan và có hiệu quả cáo cho phần lớn các bệnh nhân tỉnh táo. Một hỗn hợp dễ làm là ½ thìa cà phê muối (3.5 g) một thìa cà phê Natri bicacbonat dùng trong nấu nướng (2.5 g NaHCO3), 8 thìa cà phê đường (40g) và 237 g nước cam (1.5g KCL) hòa tan trong 1L nước. Theo lựa chọn, các dung dịch điện giải luôn luôn có sẵn sàng để mua. Cac chất lỏng phải được cho với tốc độ 50-200 ml/kg/24 giờ tùy theo tình trạng mất nước. Người ta ưa dùng nhiều hơn cho các bệnh nhân bị mất nước nặng các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch (dung dịch lactat Ringer).
C. Các thuốc chống tiêu chảy.
Có thể dùng một cách an toàn các tác nhân chống tiêu chảy cho các bệnh nhân bị bệnh nhẹ tới trung bình để làm cho bệnh nhân được dễ chịu hơn. Các tác nhân dạng thuốc phiện giúp làm giảm số lần đại tiện và độ lỏng, làm hết thôi thúc cấp bách đại tiện. Song, các thuốc này không được dùng cho những bệnh nhân đại tiện ra máu, sốt cao hoặc nhiễm độc toàn thân vì có thể làm bệnh nặng hơn. Cũng như vậy, phải ngừng dùng các thuốc này cho các bệnh nhân mà tiêu chảy nặng thêm tuy đã điều chỉnh. Với các quy định này, các tác nhân này cung cấp việc làm giảm các triệu chứng rất tốt. Loperamid là thuốc được ưa dùng, liều ban đầu 4mg, sau đó 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng (tối đa: 16mg/24 giờ).
Bismuth subsalicylate (pepto-bismol), 2 viên hoặc 30ml 4 lần mỗi ngày, làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị tiêu chảy du khách với các tính chất kháng vi khuẩn; vai trò của nó đã được giới thiệu quảng cáo về tác dụng chống ỉa chảy đã qua thử nghiệm kiểm chứng chút ít hoặc không kiểm chứng nhưng có vẻ có lợi ịch tối thiểu hoặc không làm giảm các triệu chứng (lactobacilli, kaolin, pectin). Các tác nhân chống tiết cholin là chống chỉ định dùng cho tiêu chảy cấp tính (như diphenoxylat với atrapin).
D. Điều trị bằng các kháng sinh.

1. Điều trị theo kinh nghiệm.
Vì đa số các bệnh nhân là mắc bệnh nhẹ, tự khỏi do virus hoặc các vi khuẩn không xâm nhập, điều trị theo kinh nghiệm bằng các kháng sinh cho tất cả bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính là không có lý do xác đáng. Kể cả các bệnh nhân bị tiêu chảy do viêm gây ra do các vi sinh vật gây bệnh thường là nhẹ có thể khỏi bệnh trong nhiều ngày không cần điều trị đặc hiệu. Ngược lại, ở các bệnh nhân có vẻ có những dấu hiệu về vi sinh vật gây bệnh xâm nhập với các triệu chứng trung bình và nặng với sốt, mót rặn, phân có máu, các bạch cầu trong phân thì nên được điều trị theo kinh nghiệm trong khi nuôi cấy vi khuân phân đang triển khai. Các thuốc tốt nhất là các fluoroquinolone (ciprofloxacin, 500mg hai lần mỗi ngày) trong 5 – 7 ngày. Các tác nhân này cung cấp sự bao phủ kháng sính chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập mạnh nhất bao gồm Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia và Aeromonas. Các tác nhân thay thế là trimethoprim-sulfamethoxazol, 160/800 mg 2 lần mỗi ngày hoặc erythromycin, 250/500 mg 4 lần mỗi ngày.
2. Điều trị kháng vi khuẩn đặc biệt.
Các kháng sinh thường không được khuyên dùng cho các bệnh nhân bị nhiễm Salmonella không gây thương hàn, campylobacter hoặc yersiniaa chỉ trừ trong bệnh nặng, kéo dài vì chúng đã không chứng tỏ làm nhanh phục hồi hoặc giảm thời gian bài tiết vi khuẩn ra thep phân. Các bệnh nhiễm khuẩn được khuyên dùng kháng sính rõ ràng là bệnh shigella, tả, salmonella ngoài đường ruột, tiêu chảy của “du khách”, nhiễm khuẩn C.difficile, bệnh giardia, bệnh amip, các bệnh lây truyền đường sinh dục( nhiễm khuẩn lậu, giang mai, chlamydia, và herpes simplex) Điều trị đặc hiệu cho các nhiễm khuẩn này được trình bày ở cá chương khác của sách này.
Theo Healthplus.vn