Trang thông tin kiến thức về bệnh trĩ
hotline tu van benh tri
  • Trang chủ
  • Bệnh trĩ
    • Tìm hiểu bệnh trĩ
    • Điều trị bệnh trĩ
    • Phòng ngừa bệnh trĩ
    • Bệnh lý liên quan
    • Thông tin hữu ích
  • Táo bón
  • Tâm sự người bệnh
  • Chuyên gia tư vấn
  • Tin tức sự kiện

Trang chủ > Bệnh trĩ > Tìm hiểu cách chữa & hỗ trợ điều trị bệnh trĩ > Phương pháp chữa trĩ > Tự chữa trĩ ngoại tại nhà

Tự chữa trĩ ngoại tại nhà


05/12/2014 - 5831 lượt xem

Trĩ ngoại là các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị căng giãn quá mức và hình thành búi trĩ ngoại, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết trĩ ngoại bằng cách sờ hay nhìn thấy bằng mắt thường.

Triệu chứng của trĩ ngoại

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ ngoại, có thể là do ăn uống không khoa học, táo bón kéo dài, người ít vận động, hay do vệ sinh không sạch sẽ vùng hậu môn gây ra.

Bệnh nhân bị trĩ ngoại sẽ cảm thấy cộm, vướng, ngứa, đôi khi là đau rát, trĩ ngoại thường không có triệu chứng chảy máu chỉ khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, khi các búi trĩ sưng phồng, phù nề, tắc mạch mới có triệu chứng chảy máu.

Khi búi trĩ phát triển to lên người bệnh sẽ cảm thấy hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy đặc biệt tình trạng nghiêm trọng hơn sau khi đi vệ sinh xong. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hậu môn sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Để trĩ ngoại không phát triển nặng thêm

  • Sau khi đại tiện xong, làm sạch hậu môn một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm, trong trường hợp không thể thì nên dùng khăn ướt, tuyệt đối không dùng giấy cứng để lau hậu môn sẽ làm tổn thương búi trĩ và gây nhiễm trùng.Nếu muốn làm sạch vùng hậu môn bằng xà phòng thì nên sử dụng các loại xà phòng không có chất thơm hay thuốc nhuộm.Không chà xát vùng hậu môn mạnh và chú ý sau khi làm sạch chỉ cần vỗ nhẹ vùng hậu môn bằng vải mềm.
  • Khi tắm nên tắm với nước ấm và ngồi trong bồn tắm 15 phút, có thể thực hiện nhiều lần sau khi đi cầu tiêu xong.
  • Có thể chườm đá khoảng 10 phút và làm nhiều lần trong ngày. Sau đó để một miếng gạc ấm lên vùng hậu môn trong 10-20 phút.
  • Sử dụng khăn ấm và ẩm nhiều lần để chườm hậu môn.
  • Sau khi thăm khám các cơ sở chuyên khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra đơn thuốc giảm đau, chống sưng tấy.
  • Giữ cho vùng hậu môn được thoải mái và thống mát bằng cách mặc quần rộng để giảm áp lực lên búi trĩ, mặc quần lót bằng vải cotton để hút bớt dịch.
  • Tránh nâng các vật nặng và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.
  • Không ngồi hay đứng trong một thời gian dài, tránh làm kích thích lên vùng hậu môn.

Tự chữa trĩ ngoại tại nhà

Trĩ ngoại không phải là một bệnh khó điều trị tuy nhiên cần được phát hiện và điều trị sớm để đạt được kết quả tốt nhất. Trĩ ngoại thường không có chỉ định phẫu thuật trừ khi bệnh ở giai đoạn nặng nên bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị ngoại tại nhà hiệu quả.Với trường hợp trĩ cấp người bệnh có thể sử dụng thuốc đặt, bôi, kháng sinh để giảm đau nhanh chóng, những loại thuốc này có công hiệu giảm đau nhanh tuy nhiên không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, khi sử dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Nên sử dụng thuốc Đông y, các loại thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng thẩm thấu và giảm các triệu chứng của bệnh từ bên trong, loại bỏ bệnh một cách triệt để.

Các loại thảo dược như diếp cá, đương quy, hoa hòe, nghệ… được coi là những dược phẩm hữu hiệu từ thiên nhiên đem lại hiệu quả tốt mà không gây tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra  bạn cũng nên biết phòng tránh bệnh trĩ trước khi mắc phải là biện pháp hữu hiệu nhất:

  • Không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
  • Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày làm giảm chứng táo bón và uống nhiều nước.
  •  Không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Tăng cường thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe của bản thân.

Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ngoại và cách tự chữa trĩ ngoại tại nhà mà bạn có thể quan tâm, hy vọng rằng sau bài viết này bệnh trĩ của bạn sẽ được đẩy lùi hoàn toàn.

Theo Healthplus.vn



TIN LIÊN QUAN

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh trĩ

Chăm sóc sau chích xơ hóa búi trĩ.

Một số phương thuốc chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Trị các loại trĩ khác nhau bằng thuốc dân gian (phần II)

Cách chữa bệnh trĩ nhẹ có hiệu quả nhất

TIN HOT

Cách chữa bệnh trĩ nội (27049)

Bệnh trĩ là gì, phân biệt các loại trĩ (26633)

Các phương pháp chữa trị, điều trị bệnh trĩ hiệu quả (41742)

Điều trị bệnh trĩ ở đâu tốt nhất ? (25559)

Bệnh trĩ nội là gì? (21173)

Bị bệnh trĩ sau sinh và khi đang mang thai thì nên làm gì? (13770)

TIN ĐỌC NHIỀU

Các phương pháp chữa bệnh trĩ nội ứng với từng giai đoạn cụ thể

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi không cần phẫu thuật (470311)

Giải cứu “Nỗi ám ảnh bệnh trĩ” khi hè về (283983)

Làm gì khi bệnh trĩ ra máu? (89022)

Triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng (51082)

Kinh nghiệm bỏ thuốc lá (thuốc lào) (48942)

Các cách tự nhận biết búi trĩ (48325)

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam

chuyen gia suc khoe
Danh mục
  • Tìm hiểu bệnh trĩ
  • Cẩm nang phòng bệnh
  • Kiến thức sống khỏe
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Thông tin hữu ích
  • Chuyên gia tư vấn
Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Bạn có những thắc mắc về bệnh trĩ, hãy đặt câu hỏi cho các chuyên gia của chúng tôi!






Chương trình tư vấn

Đăng ký nhận video mới :

Thực phẩm chức năng

hotline benh tri

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên trang thông tin Bệnh trĩ
Bản quyền © 2014 thuộc về Dược phẩm Vinh Gia.
Cắt trĩ ở đâu tốt | Phẫu thuật trĩ | Chữa bệnh trĩ hiệu quả | Bệnh trĩ khi mang thai | Bệnh trĩ chảy máu | Cách phân biệt các loại trĩ
Liên Hệ | Viem lo tuyen | Phát triển bởi Pridio