I. Bố là người bị bệnh gan B mạn tính, có ảnh hưởng gì tới thai nhi và con cái?
Bố là người bị bệnh viêm gan B mạn tính, về cơ bản không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Dù trên lý luận cho rằng, tế bào tinh trùng của bố có thể mang virut gan B, từ đó mà lây nhiễm tới trứng, cuối cùng làm cho thai nhi lây nhiễm virut gan B nhưng trên thực tế chưa có chứng có để chứng minh điều này. Nhưng khi mới sinh ra chưa tiến hành tiêm chủng vacxin gan B theo quy cách hoặc chưa sản sinh ra sức bảo vệ, lúc này con cái tiếp xúc chặt chẽ với bố, nhất là từ 8 tuổi về trước, có khả năng bị bố truyền nhiễm virut gan B. Vì vậy, khi con chưa sản sinh ra đủ kháng thể gan B, bố nên tiếp xúc chặt chẽ với con cái.

Công trình nghiên cứu ở những năm gần đây cho rằng, gien của người bị gan B có một số khiếm khuyết, so với người khác dễ bị nhiễm virut gan B hơn và dễ chuyển thành mạn tính. Nó dị cảm với bệnh tật, có thể di truyền, vì thế bố bị gan B mạn tính thì con cái càng dễ nhiễm virut gan B. Cho nên con cái người bị bệnh gan B mạn tính càng cần tiến hành tiêm chủng miễn dịch, dự phòng lây nhiễm virut gan B.
II. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ mà bị viêm gan B mạn tính có nên mang thai không?
Có mang thai được không do tình hình công năng gan của người bệnh quyết định, do mức độ nguy hiểm truyền bá giữa mẹ và con và nguyện vọng của người phụ nữ quyết định.
Thực tiễn, người phụ nữ bị bệnh gan B mạn tính khi chuẩn bị sinh đẻ cần tiến hanh kiểm tra công năng gan một cách toàn diện, đánh giá tổng hợp năng lực thy thế của tạng gan. Nếu công năng gan không bình thường, thì không nên tính tới việc mang thai. Vì rằng khi mang thai gan phải làm việc rất nặng, dễ làm cho chứng viêm gan nặng hơn, uy hiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cho nên nữ giới bị lây nhiễm virut gan B nếu phát hiện công năng gan không bình thường, cần tích cực điều trị, chờ sau khi công năng gan trở lại bình thường 1 – 2 năm mới mang thai. Dù cho công năng gan bình thường cũng nên sinh đẻ dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc, viêm gan mạn tính thời kỳ mang thai có thể phát triển thành viêm gan mạn tính loại nặng. Hệ số phát bệnh của viêm gan loại nặng phụ nữ mang thai gấp 65, lần so với phụ nữ không mang thai. Hệ số tử vong do viêm gan ở phụ nữ mang thai cao từ 5,4% – 6,5% gấp 5,9 lần so với phụ nữ không mang thai, hệ số xuất huyết sau khi sinh cao tới 6,7 % – 10,2% trong thời kỳ mang thai và cuối thời kỳ mang thai có thể phát sinh đại xuất huyết ở đường tiêu hóa. Phụ nữ mang thai bị viêm gan do virut thường cùng bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai.
Hơn nữa, cần suy tính sự nguy hiểm trong truyền bá giữa mẹ và con. Nữ giới bị gan B mạn tính, trước khi chuẩn bị mang thai cần kiểm trắc 5 hạng mục gan B và HBV – DNA. Biện pháp dự phòng hiện nay chỉ có thể đảm bảo 80% – 90% trẻ mới sinh tránh được lây nhiễm virut gan B. Vì vậy đề nghị phụ nữ tái tạo virut sôi nổ cần áp dụng biện pháp tránh thai, tạm hoãn mang thai, chờ sau khi virut tái tạo hạ thấp mới tính đến chuyện sinh đẻ. Nếu người bệnh rất mong muốn có con, lại tình nguyện chịu đựng sự rủi ro, cũng có thể tiến hành theo nguyên tắc nói trên, nhưng phải làm tốt côngtác miễn dịch cho trẻ sơ sinh.
Theo Healthplus.vn