I. Thế nào là viêm gan do tự miễn dịch?
Viêm gan do tự miễn dịch là nói trong gan người bệnh tồn tại lâu dài phản ứng tự miễn dịch mà làm cho tế bào gan bị tổn thương. Nó khác với viêm gan do virut, nó không mang tính truyền nhiễm. Người bị viêm gan do tự miễn dịch thường có những đặc trưng sau đây:
1. Bệnh tình thường kéo dài từ ½ năm trở lên, thường bị hoàng đản đi lại nhiều lần.
2. Có thể mẹ chuyển amin dâng cao.
3. ɤ – đoium glytamide chuyển thành men peptide (gọi tắt là ɤ – GT) tăng cao rõ rệt.
4. Trong huyết có thể xuất hiện nhiều loại kháng thê do tự thân tạo ra (kiểm trắc kháng thể tự thân trong huyết).
5. Hoạt kiểm gan thấy có những bộ phận hoại tử như vảy gàu. Người bị viêm gan do tự miễn dịch phần lớn là nữ, tỷ lệ nam nữ là 1: (4 – 6) thường hay phát ở lứa tuổ 1 – 30 tuổi, nữ giới sau khi tắt kinh cũng hay phát bệnh này.

II. Trong tình huống nào có thể xét là viêm gan do tự miễn dịch?
Người bị mắc loại viêm gan này thường là nữ thanh niên, thường mắc bệnh trong tình huống không tự giác. Nếu xuất hiện liên tục men chuyển amin khác thường từ ½ năm trở lên hoặc bị hoàng đản lúc nặng lúc nhẹ, đồng thời kèm theo kinh nguyệt không điều hòa, khớp xương đau nhức, công năng gan kiểm tra phòng xét nghiệm ngoài chỉ số men chuyển amin và hoàng đản tăng cao ra, có thể ɤ – GT cũng tăng cao, cũng loại trừ lây nhiễm virut viêm gan A, B, C, D, E, G, lúc này có thể nghi ngờ bản thân có lẽ mắc chứng viêm gan do tự miễn dịch.
III. Viêm gan do tự miễn dịch có những biểu hiện gì?
Phần lớn người bệnh khi mới phát bệnh mới có cảm giác khó chịu nhưng dễ bị bỏ qua, như mệt mỏi, chán ăn, vùng gan khó chịu hoặc đau nhức, kinh nguyệt mất điều hòa. Bệnh tình ngày càng nặng hơn có thể xuất hiện hoàng đản ngày càng sâu, sút cân, bế kinh, mọc mụn ngoài da, thậm chí xuất hiện phù ở bụng, bệnh não do gan, một số nam giới còn xuất hiện bầu vú phát dục. Bệnh này còn có đặc trưng quan trọng khác là 50 % người bệnh trở lên còn mắc thêm các bệnh tự miễn dịch khác như viêm khớp do phong thấp, chứng táo bón, bệnh cứng da, viêm loét đường ruột..v.v..
IV. Chuẩn đoán viêm gan do tự miễn dịch như thế nào?
Ngoài có những biểu hiện nỏ ở trên ra, muốn chuẩn đoán đúng viêm gan do tự miễn dịch còn bao gồm những nội dung sau:
1. Hóa nghiệm kháng thể do tự bản thân, tồn tại kháng thể kháng hạch (ANA), kháng thể kháng cơ trơn phẳng (SMA) hoặc kháng thể gan thận hạt nhỏ (LKM -1) dương tính (người lớn là 1:80 trở lên, trẻ em là 1:20 trở lên dương tính).
2. Kiểm tra viêm gan do virut A, B, C, D, E là âm tính và loại bỏ mọi lây nhiễm virut thích do gan khác (như virut tế bào cự phệ, virut EB).
3. Thời gian không chuyền máu hoặc loại dịch pha máu khác.
4. Có thể loại bỏ gây tổn hại gan do cồn rượu.
5. Kiểm tra công năng gan có chỉ số men chuyển amin, hoàng đản khác thường và ɤ – GT tăng cao.
6. Hoạt kiểm gan.

V. Điều trị viêm gan do dự miễn dịch như thế nào?
Với những người bệnh lần đầu được chuẩn đoán là viêm gan do tự miễn dịch hoặc tiêm vào tĩnh mạch thuốc hoặc uống men bảo vệ gan. Với những người bệnh hay phát đi phát lại hoặc qua điều trị thuốc men bảo vệ gan mà hiệu quả không tốt có thể cho uống kích thích tố mạnh để ức chế phản ứng tự miễn dịch. Nếu uống kích thích tố mạnh điều trị vẫn không hiệu quả, có thể cân nhắc trên cơ sở dùng kích thích tố cho uống thêm liều ức chế miễn dịch như agathioprine. Điều đáng chú ý là, dù ứng dụng phương pháp gì, viêm gan do tự miễn dịch đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn.
VI. Ăn uống của người bị viêm gan tự miễn dịch cần chú ý những vấn đề gì?
Giống như các bệnh viêm gan mạn tính khác, khi bệnh ở thời kỳ thuyên giảm, tức là công năng gan ở vào trạng thái bình thường hoặc có khác thường nhưng ở dạng nhẹ (men chuyển amin nhỏ hơn 200U/L, hoàng đản ở dưới mức 34umol/l) ăn uống không cần phải đặc biệt chú ý, chỉ cần không ăn chất cay để kích thích dạ dày, đường ruột là được, có thể ăn uống bình thường. Nhưng với người bệnh ở thời kỳ cấp tính, tức là công năng gan chuyển men amin tăng cao hơn bình thường từ 5 lần trở lên, có thể mắt thường nhìn cũng thấy hoàng đản (da, củng mạc nhiễm vàng) thì cần chú ý không ăn chất dầu mỡ, nhất là không ăn thức ăn qua rán mỡ, ăn vửa phải thức ăn có protein cao, như cầm thú, trứng nhưng nấu chay là chính và thức ăn có nhiều vitamin như rau xanh, quả tươi. Theo đà công năng gan chuyển tốt, nên từng bước tăng cường loại món ăn theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
VII. Người bị viêm gan do tự miễn dịch có thể vận động không?
Khi người bệnh đang ở thời kỳ viêm gan cấp tính, cần nghỉ ngơi, không nên vận động và rèn luyện thể dục. Sau khi uống thuốc, bệnh đã đỡ thì nên vận động rèn luyện vừa phải, lượng vận động nên từng bước tăng lên, không làm mệt mỏi là vừa.
Theo Healthplus.vn