I. Thế nào là viêm gan loại nặng mạn tính?
Viêm gan loại nặng mạn tính là nói viêm gan loại nặng phát sinh trên cơ sở có tiền sử viêm gan mạn tính hoặc gan xơ cứng, nó giống như viêm gan loại nặng cấp tính, trên lâm sàng đều biểu hiện là gan suy kiệt. Chúng phân biệt ở chỗ, viêm gan loại nặng mạn tính đã được xác định trước đây gan có tiền sử tổn thương mạn tính, còn viêm gan loại nặng cấp tính và nửa cấp tính thì không có tiền sử gan tổn thương mạn tính.
II. Chẩn đoán viêm gan loại nặng mạn tính như thế nào?

Chúng ta chẩn đoán người bị viêm gan loại nặng mạn tính, điều kiện cơ bản là người bệnh phải mắc bệnh gan, tức là nói người bệnh có bệnh gan mạn tính như:
1. Tiền sử viêm gan mạn tính hoặc gan xơ cứng.
2. Tiền sử mang virut gan B mạn tính.
3. Không có tiền sử bệnh gan hoặc không có tiền sử mang HBsAg nhưng có chứng bệnh gan mạn tính (như bàn tay gan, nốt ruồi con nhện), kiểm tra hình ảnh biến đổi (như lá lách tăng dày), kiểm trắc sinh hóa biến đổi (như bạch cầu tăng cao, tỷ số bạch cầu hạ thấp hoặc đảo ngược).
4. Kiểm tra châm xuyên gan có viêm gan mạn tính, đồng thời trên lâm sàng biểu hiện cùng có viêm gan loại nặng nửa cấp tính, bệnh tình phát triển nặng lên, đạt tới tiêu chuẩn chuẩn đoán viêm gan loại nặng (độ hoạt động của men đông máu thấp hơn 40% tổng số đởm hồng tố huyết thanh lớn hơn bình thường 10 lần). Có những biểu hiện đó trên lâm sàng, có thể chuẩn đoán là viêm gan loại nặng mạn tính.
III. Tiến hành phân kỳ viêm gan loại nặng mạn tính như thế nào?
Để tiện đánh giá hiệu quả điều trị và chuẩn bị dự phòng về sau, viêm gan loại nặng mạn tính có thể căn cứ sự biểu hiện trên lâm sàng mà phân thành 3 thời kỳ sớm, giữa và cuối.
1. Thời kỳ sớm: Phù hợp với điều kiện cơ bản của viêm gan loại nặng, như mất sức nặng, có chứng trạng ở đường tiêu hóa, hoàng đản nhanh chóng tăng sâu, đởm hồng tố huyết thanh cao hơn bình thường 10 lần.
2. Thời kỳ giữa: Xuất hiện bệnh não do gan hoặc phù nước ở bụng rõ rệt, có chiều hướng xuất huyết (da có đốm đỏ, độ hoạt động của men đông huyết thấp hơn 30%).
3. Thời kỳ cuối: Xuất hiện chứng gan thận tổng hợp khó chữa, đường tiêu hóa ra nhiều huyết, có chiều hướng xuất huyết nặng (chỗ tiêm ứ đỏ), lây nhiễm nặng, khó uốn nắn chất điện giải bị rối loạn, hoặc bệnh não do gan ở cấp II, phù não, độ hoạt động của men đông huyết thấp hơn 20%.
IV. Trọng điểm điều trị viêm gan loại nặng là gì?
Dù là viêm gan loại nặng cấp tính, hay là viêm gan loại nặng mạn tính, trên lâm sàng, và bệnh lý đều có nhiều chỗ tương tự, cách điều trị cũng có nhiều chỗ giống nhau. Hiện nay viêm gan loại nặng chưa có cách điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị của nó chủ yếu là điều trị theo chứng trạng, cố gắng duy trì theo tính trạng của bệnh nhân, tăng cường chất dinh dưỡng, đem lại thời cơ tái sinh tế bào gan cho bệnh nhân, đồng thời ngăn chặn phát sinh chứng kèm theo. Cụ thể bao gồm mấy điểm dưới đây:

1. Phát hiện sớm: Theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của bệnh nhân, cố gắng được chẩn đoán sớm. Quá trình hình thành gan suy kiệt thực chất là quá trình tế bào gan hoại tử mảng lớn với tốc độ khác nhau. Công năng gan suy kiệt có chuyển ngược không do số lượng tế bào gan còn sống nhiều ít quyết định. Nếu tế bào gan hoại tử gần hết thì mất đi cơ sở tái sinh tế bào gan, cơ hội dùng thuốc làm công năng gan suy kiệt chuyển ngược rất ít. Cho nên khi số lượng tế bào gan còn sống kha khá thì nên tích cực điều trị, đó là then chốt điều trị thành công.
2. Điều trị tổng hợp: Về nguyên tắc, nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường, phòng ngừa lây nhiễm đan xen và kế phát, ăn chất loãng ít dầu mỡ là chính; người có triệu chứng hôn mê gan, không được ăn chất có cholesterol cao; người bị phù nước ở bụng nên hạn chế ăn chất lòng. Kịp thời bổ sung huyết tương, albumin, men đông máu, ăn chất đường và insulin bổ sung năng lượng. Tăng cường duy trì điều trị, cung cấp chất dinh dưỡng tái sinh tế bào gan, không dùng thuốc có tác dụng độc tố với gan. Các chứng trạng trên phát sinh đều là kết quả tác dụng chung của nhiều cơ thể, cho nên về điều trị cần chiếu cố những cơ chế này.
3. Phòng ngừa điều trị chứng kèm theo: Các chứng kèm theo do gan suy kiệt, đặc biệt là xuất huyết ở đường tiêu hóa, chứng tổng hợp gan thận cần được cảnh giác cao, một số chứng kèm theo điều trị mang tính dự phòng như truyền huyết tương để bổ sung gien đồng huyết, cho uống liều ức chế chất chung để phòng ngừa xuất huyết ở đường tiêu hóa, chú ý giữ vệ sinh vòm miệng, tiêu độc phòng ở, khi vào phòng bệnh nhân cần đeo khẩu trang và mặc áo cách ly, phòng ngừa lây nhiễm kế phát. Bất cứ bệnh kèm theo nào cũng cần được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, ngăn chặn không cho bệnh phát triển.
Theo Healthplus.vn