I. Nâng cao chất lượng sống là một trong các mục tiêu chính của việc điều trị bệnh ung thư.
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người đã có nhận thức sâu sắc về vấn đề bệnh tật và sức khỏe, y học cũng không ngừng biến đổi để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Y học trước đây nhận thức về cơ thể người theo góc độ sinh vật học cho rằng bệnh tật là do sinh vật và cơ thể có sự thay đổi bất thường và cũng thu được nhiều thành tựu trong thực tiễn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người như việc phát hiện vi trùng và chất kháng sinh có tác dụng khống chế được nhiều dịch bệnh truyền nhiễm. Cùng với sự phát triển của y học, các loại bệnh đang đe dọa tới sức khỏe con người ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Các bệnh mạn tính, tim mạch, bệnh về não, ung thư ác tính.,… là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tử vong ở con người. Về lâm sàng cũng đã phát hiện thấy nếu chỉ điều trị theo mô thức sinh vật thì thường không đạt được hiệu quả điều trị các loại bệnh này.

Trọng điểm chú ý về lâm sàng đã chuyển biến từ việc ‘bệnh của người’ sáng ‘người của bệnh’, coi trọng chất lượng sống của người bị bệnh là sự thể hiện cụ thể của những chuyển biến này.
II. Nâng cao chất lượng cuộc sống cũng quan trọng ngang với việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư là vấn đề cần sự quan tâm chú trọng đặc biệt. Sau khi biết chính xác bị mắc bệnh ung thư, tâm lý của bệnh nhân suy sụp, các phương pháp chữa trị cũng gây nhiều đau đớn, khổ sở,… làm giảm chất lượng sống. Trước đây khi điều trị ung thư thường chỉ thấy nhấn mạnh việc điều trị tận gốc, lấy việc khỏi bệnh làm tiêu chí chủ yếu đánh giá kết quả điều trị. Nhưng, trong việc điều trị thường xảy ra trường hợp sự việc không theo đúng như mong muốn của bác sĩ và bệnh nhân. Có trường hợp bệnh ung thư bị đẩy lùi, ung thư đã nhỏ lại, thậm chí có thể khỏi hoàn toàn nhưng cơ thể bệnh nhân thì lại suy yếu nghiêm trọng.
Giữa tổ chức ung thư với cơ thể luôn tồn tại một sự cân bằng nào đó, khi điều trị quá mạnh sẽ phá vỡ sự cân bằng ngay. Sự phản ứng của cơ thể đối với phương pháp điều trị có tính chất rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị. Phẫu thuật và phóng xạ có thể nâng cao, cũng có thể hạ thấp chất lượng sống. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ nắm chắc mức độ điều trị, tiêu chí đánh giá hiệu quả điều trị nằm ngoài mức khỏi bệnh còn phải quan tâm tới chất lượng sống.
III. Đánh giá về chất lượng sống như thế nào ?

Vào thập kẻ 40 của thế kỷ XX, Kanosky là người đầu tiên đưa ra cách cho điểm để đánh giá trạng thái hoạt động của người bị bệnh ung thư, tuy cách này còn chưa thật đầy đủ để nói lên chất lượng cuộc sống nhưng cũng có thể coi là bước đầu trong nội dung nâng cao chất lượng sống.
Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiên lượng bệnh ung thư đại tràng
Trong tất cả rất nhiều những nhân tố quyết định tới hiệu quả điều trị ung thư thì nhân tố thời kỳ diễn biến là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra, các nhân tố như loại bệnh lý, tuổi tác người bệnh, chỗ phát sinh ung thư, thể tích khối ung thư lớn hay nhỏ, phương thức điều trị,… đều là những nhân tố có sức ảnh hưởng khác nhau tới sự sinh tồn của bệnh nhân. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh ung thư đại tràng bao gồm các nhân tố về lâm sàng, các nhân tố sinh vật học. Với ung thư đại tràng cần chú ý tới 2 nhân tố sau :
I. Tuổi tác, giới tính.
Nếu bệnh nhân ung thư đại tràng còn ít tuổi, đặc biệt là dưới 30 tuổi thì kết quả tiên lượng rất kém. Nguyên nhân chỉ là vì ở thời kỳ thanh niên thì triệu chứng về lâm sàng không rõ rệt, khi xác định được bệnh thường là vào thời kỳ muộn. Ngoài đặc điểm về bệnh lý cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn về mặt giới tính, ở nữ giới thường cho kết quả tiên lượng kém hơn ở nam giới.
II. Bản thân bệnh ung thư.
Chỗ phát sinh của ung thư đại tràng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tiên lượng. Nói chung, tiên lượng của ung thư kết tràng khá hơn ung thư trực tràng. Người bệnh có biểu hiện thành triệu chứng có tiên lượng kém hơn người chưa biểu hiện triệu chứng. Thời gian từ lúc thể hiện triệu chứng tới khi thực sự được điều trị có quan hệ tới tiên lượng.
Bệnh tình ở thời kỳ muộn thì tiên lượng xấu. Đường kính khối ung thư càng lớn, tiên lượng càng kém. Mức độ phân hóa trong bệnh lý cũng có tác dụng quan trọng đối với việc đánh giá lường trước thời gian còn sinh tồn. Người có ung thư phân hóa thấp thì tiên lượng kém hơn phân hóa vừa và cao.
Cách xác định điểm.
Điểm |
Nội dung |
100 |
Khỏe mạnh, không bệnh tật |
90 |
Hoạt động bình thường, biểu hiện bệnh nhẹ. |
80 |
Hoạt động bình thường, hơi mệt mỏi. |
70 |
Có thể tự sinh hoạt, không làm việc thường xuyên được. |
60 |
Thỉnh thoảng cần được giúp đỡ, phần lớn sinh hoạt có thể tự xử lý. |
50 |
Thường xuyên cần sự giúp đỡ của hộ lý. |
40 |
Cần giúp đỡ trong mọi sinh hoạt. |
30 |
Suốt ngày không rời giường bệnh, cần nằm viện nhưng không nguy hiểm tới tính mạng. |
20 |
Bệnh tình trầm trọng, cần nằm bệnh viện. |
10 |
Bệnh nguy kịch, thường xuyên bị đe dọa tới tính mạng. |
0 |
Tử vong. |
Theo Healthplus.vn