Bệnh trĩ là bệnh của vùng hậu môn trực tràng thường gặp nhất, tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao nhất là đối với người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, những đối tượng có thói quen ăn uống không lành mạnh, uống ít nước, lười vận động.
Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ và cách điều trị dứt điểm
Bệnh trĩ có chia làm 2 loại là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Một bệnh nhân có thể bị cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại được gọi là trĩ hỗn hợp
Đặc điểm của bệnh trĩ nội:
Xuất phát ở bên trên đường lược, xuất hiện trên bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn và không có thần kinh cảm giác, diễn tiến và biến chứng: Chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn. Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:
Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa bị ra ngoài nhưng tự co lên được khi đi cầu xong
Độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài và phải đẩy mới lên được
Độ 4: Búi trĩ bị sa ra ngoài không co lên được và dễ bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử.
Đặc điểm của trĩ ngoại:
Xuất phát bên dưới đường lược, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác, diễn tiến và biến chứng: Đau rát, xuất hiện mẩu da thừa, trĩ ngoại thường dễ nhận biết hơn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bệnh trĩ và cách điều trị dứt điểm

Bệnh trĩ và cách điều trị dứt điểm
Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, bệnh trĩ điều trị không khó nhưng do bệnh nhân có tâm lý e ngại nên thường đi khám và điều trị muộn. Chỉ khi bệnh ở giai đoạn nặng không thể chịu đựng được nữa mới đi khám và điều trị, khi đó bệnh ở giai đoạn nặng không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa mà bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Bệnh trĩ không được điều trị kịp thời sẽ dễ gặp những biến chứng như chảy máu trĩ vì do sự giãn quá mức các tĩnh mạch máu nên gây chảy máu nhiều làm búi trĩ sa ra ngoài, ban đầu búi trĩ sẽ tự co lên được hoặc dùng tay đẩy lên được, về sau búi trĩ luôn nằm ở ngoài hậu môn, khi đó trĩ sẽ bị sưng nề bầm tím, trĩ bị tắc nghẽn do cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ sưng to rất đau và bị viêm nhiễm.
Để điều trị dứt điểm bệnh trĩ, ngoài uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ bằng cách: Tránh các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, trà, các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, uống nhiều nước ( 1.5-2 lít/ngày). Bổ sung chất xơ như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, tập thể dục nhẹ nhàng không phải gắng sức như đi bộ, đi bơi. Điều trị các bệnh mãn tính hiện có sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, thuốc đặt, thuốc uống… Tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày vào giờ nhất định, ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm hàng ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Đông Y chứa diếp cá, đương quy nghệ rutin… để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như táo bón , ngứa, đau rát, chảy máu, làm bền tĩnh mạch và co búi trĩ.
Theo Healthplus.vn