Bệnh trĩ sau sinh và khi mang thai thì nên làm gì? Mang thai là thiên chức của người mẹ, tuy nhiên khi mang thai mà bị bệnh Trĩ thì ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu, tại sao phụ nữ mang thai thường bị Trĩ và làm sao để phòng tránh bị bệnh Trĩ sau sinh và khi mang thai?
I. Tại sao phụ nữ thường bị bệnh trĩ sau sinh và khi đang mang thai?

Bị bệnh trĩ sau sinh và khi đang mang thai thì nên làm gì?
- Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ phát triển dần theo năm tháng và đồng thời sẽ gây chèn ép lên các mạch máu ở vùng bụng, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu. Dẫn đến làm máu không thể lưu thông được và lâu ngày sẽ làm sinh ra búi trĩ.
- Do nội tiết tố progesterone thay đổi, làm chùng và giãn các cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi, thức ăn chuyển hóa chậm hơn và cản trở qua trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, dẫn đến táo bón, nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ.
- Phụ nữ khi mang thai thường sử dụng các loại thuốc để bổ sung sắt, canxi và vitamin cho thai nhi, sự quá tải các chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón.
- Phụ nữ mang thai do cơ thể bất tiện nên rất lười vận động, thường ngồi nhiều, nằm nhiều, khiến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị chèn ép, giãn ra hình thành các búi Trĩ.
- Ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, mà bổ sung ít chất xơ, uống ít nước, ngoài ra quá trình thai nhi phát triển cũng tăng áp lực lên khung xương chậu, gây xung huyết, các tĩnh mạch giãn ra, búi Trĩ xuất hiện.
- Do các mẹ bầu cố gắng rặn trong quá trình sinh con. Làm tăng áp lực lên vùng ổ bụng và dễ làm cho các búi trĩ dễ sa ra ngoài.
- Một số trường bị bệnh trĩ sau sinh khác còn do sau khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu cho sản phụ, bác sĩ có thể khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, làm ứ đọng máu và dẫn đến bị bệnh trĩ.
- Bệnh trĩ sau sinh do một số sản phụ phải ăn uống kiêng khem, ăn ít rau xanh,…. đó chính là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh.
- Ngoài ra, sau khi sinh, sản phụ thường không di chuyển nhiều mà chỉ ngồi một chỗ và đây là nguyên nhân của bệnh trĩ sau sinh.
II. Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ sau sinh và bệnh trĩ khi mang thai?
Khi phát hiện mắc bệnh Trĩ trong quá trình mang thai hay sau khi mang thai thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để biết mức độ bệnh của mình và được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Do cơ thể của chị em khi mang thai và sau sinh khá nhạy cảm, nếu không có phương pháp điều trị khoa học thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Khi mang thai và sau khi mang thai mà bị bệnh Trĩ người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống tại nhà bởi có rất nhiều loại thuốc điều trị Trĩ nhưng lại không thể dùng được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trước tiên nên sử dụng một số mẹo tại nhà để bệnh giảm bớt hiệu quả:

Bị bệnh trĩ sau sinh và khi đang mang thai thì nên làm gì?
- Chườm một túi đá lên vùng búi trĩ bị sưng nhiều lần trong ngày, đá lạnh sẽ giúp giảm đau và khó chịu.
- Sử dụng nước ấm để rửa hoặc ngâm vùng bị trĩ sẽ giúp các chị em làm giảm sự khó chịu. Hãy ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần ngâm trong 10 phút để thấy được hiệu quả. Chú ý là các mẹ nên cho thêm một chút muối để kháng khuẩn cho vùng hậu môn.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ khi mang thai không được tự ý uống thuốc, vì sẽ làm ảnh hưởng đến em bé và không tốt cho mẹ.
- Với trường hợp bị bệnh trĩ nhẹ, thai phụ cần uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện để nhanh chóng điều trị căn bệnh này.
- Nếu bị bệnh trĩ sau khi sinh và khi mang thai đã chuyển sang giai đoạn nặng thì cần được can thiệp bằng các thủ thuật chữa trĩ do bác sĩ thực hiện.
III. Cách phòng bệnh trĩ sau sinh và khi đang mang thai.
Nếu trước khi mang thai đã bị bệnh Trĩ thì nên điều trị dứt điểm Trĩ vì khi mang thai sẽ khiến bệnh trở nặng hơn, trong quá trình mang thai và cho con bú mẹ bầu cũng cần biết cách phòng tránh bệnh Trĩ hiệu quả.

Bị bệnh trĩ sau sinh và khi đang mang thai thì nên làm gì?
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích, đồ cay nóng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm, nên thay quần lót thường xuyên, không ngồi hoặc đứng quá nhiều, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
- Không nhịn đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong quá trình mang thai và kể cả sau khi sinh nở.
- Thảo dược hỗ trợ phòng tránh và điều trị bệnh Trĩ hiệu quả như Diếp cá, đương quy, rutin(hoa hòe) tinh chất nghệ dưới dạng Meriva và Magie, hoàn toàn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú mà không gây tác dụng phụ không mong muốn.
Với những thông tin làm thế nào để điều trị bệnh trĩ sau sinh và khi đang mang thai trên đây. Hy vọng các mẹ bầu và thai phụ sau khi sinh có thể biết thêm những thông tin cần biết để bổ sung kiến thức về sức khỏe cho bản thân.
Theo Healthplus.vn