Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, nhưng việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc tình trạng và mức độ của bệnh. Tránh tình trạng không chịu đi khám bác sĩ, dẫn đến bệnh trĩ phát triển và trở nặng. Vậy khi nào bệnh trĩ cần phẫu thuật?
I. Các nguyên nhân rây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, bao gồm: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn như động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hệ tiêu hóa, nhu động ruột bị giãn, đàn hồi kém…
Những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất là nhân viên văn phòng, những người công nhân phải đứng lâu để làm việc, những người hay bị táo bón, phụ nữ mang thai hay sinh đẻ, người cao tuổi, những người thường xuyên ăn đồ cay nóng, khó tiêu, chất kích thích…
II. Biểu hiện của bệnh trĩ

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?
Biểu hiện bệnh trĩ khá rõ ràng: Bị đau hoặc rát, bị ngứa không rõ nguyên nhân, chảy máu. Khi nặng hơn, búi trĩ bị sa (phải dùng tay đẩy lại vào hậu môn mỗi khi đại tiện). Tuy nhiên rất nhiều người ngại vì bệnh ở vùng nhạy cảm nên giấu bệnh, không đi khám, đến khi bệnh nặng khó điều trị, tốn kém và mất nhiều thời gian.
Khi tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ bị phồng lớn lên, tĩnh mạch ở phía trên đường lược được gọi là trĩ nội, tĩnh mạch ở phía dưới đường lược gọi là trĩ ngoại, hoặc cả 2 loại trĩ cùng lúc là trĩ hỗn hợp.
Chính vì các hệ tĩnh mạch ngày càng suy kể từ khi bắt đầu bị trĩ, do đó bệnh trĩ nội được chia ra bốn cấp độ:
Cấp độ 1: Búi trĩ vừa hình thành, tĩnh mạch bị thay đổi dẫn đến chảy máu khi đi ngoài.
Cấp độ 2: búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa ra ngoài và tự co lên được.
Cấp độ 3: búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên được, lúc này bệnh nhân cảm thấy rất khổ sở và thiếu tự tin.
Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài không tự chủ (và thường trực ở đó). Do suy tĩnh mạch nặng nên có thể dẫn đến bị hoại tử một số phần.
Trĩ nội đến độ 3 gần như chắc chắn sẽ mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại (hay là trĩ hỗn hợp).
III. Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?
Đối với trường hợp bệnh trĩ hiện đang ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp điều trị trĩ bằng nội khoa. Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân áp dụng các thủ thuật như thắt búi trĩ, đốt laser, chích xơ… hay sử dụng những loại thuốc bào chế từ thảo dược thiên nhiên như diếp cá, đương quy, rutin(chiết xuất hoa hòe), tinh chất nghệ dưới dạng Meriva tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường, giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sa trĩ hiệu quả.
Bệnh trĩ chỉ nên phẫu thuật khi búi trĩ quá to gây sa nghẹt trĩ, hoại tử búi trĩ…khiến bệnh nhân đau đớn, áp dụng những phương pháp trên không được thì mới nên phẫu thuật trĩ, việc phẫu thuật chỉ giúp loại bỏ búi trĩ chứ không điều trị tận gốc bệnh trĩ nên rất dễ phát triển trở lại, chính vì vậy sau khi phẫu thuật các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên sử dụng sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị, phục hồi lại chức năng vùng hậu môn ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ và bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật, để biết thêm thông tin bạn có thể liên hệ tổng đài 1900.1259 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Theo Healthplus.vn