Trĩ là một bệnh hậu mộn trực tràng khá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên rất nhiều người không biết mình đang bị bệnh trĩ, dưới đây là những biểu hiện và các yếu tố gây bệnh trĩ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh,
Biểu hiện và các yếu tố gây bệnh trĩ

Biểu hiện và các yếu tố gây bệnh trĩ
Biểu hiện của bệnh trĩ thường là đau rát, chảy máu, sa trĩ, ở mức độ nhẹ người bệnh chỉ cảm thấy đau rát và chảy máu khi đi cầu, về sau máu chảy nhiều hơn búi trĩ sa ra ngoài sau khi đi cầu nhưng tự động co lên ngay sau đó, nặng hơn nữa búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên, người bệnh phải dùng tay đẩy mới lên, giai đoạn này ít đau và ít chảy máu khiến người bệnh chủ quan, đến giai đoạn nặng hơn nữa búi Trĩ sa thường trực làm cách nào cũng không thể đẩy lên được, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ.
Dù từ trước đến nay vẫn chưa có xác thực được nguyên nhân gây bênh trĩ nhưng chứng táo bón mạn tính, mỗi khi đi đại tiên người bệnh phải mót rặn nhiều (khi mót rặn áp lực trong lòng hậu môn tăng lên rất cao…), táo bón kéo dài không được chữa trị lâu dần gây nên bệnh trĩ.
Những người mắc bệnh kiết lị mỗi ngày phải đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện bệnh nhân cần phải mót rặn nhiều cũng là yếu tố giúp cho áp lực ổ bụng tăng cao.
Những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính (do ho kéo dài mà phế quản bị giãn…), những người phải làm việc nặng nhọc, là một trong những thuật lợi cho bệnh trĩ phát triển.
Ở những người do yêu cầu của công việc mà phải đứng lâu, ngồi nhiều. Qua nghiên cứu người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm nước ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm ở tư thế đứng, vì thế tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở những đối tượng trên cũng đáng quan tâm.
Cách phòng tránh và điều trị bệnh Trĩ

Biểu hiện và các yếu tố gây bệnh trĩ
Để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định, điều này giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa táo bón và các bệnh về đường ruột khác.
Vận động thườn xuyên đối với những người bị bệnh Trĩ nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… hạn chế bệnh trĩ phát triển nặng hơn. Tránh ngồi nhiều, đứng lâu, bê vác vật nặng bởi những điều này gây áp lực lên các búi trĩ khiến bệnh trĩ nặng hơn.
Sử dụng những loại thảo dược như diếp cá, đương quy. rutin(hoa hòe), meriva(tinh chất nghệ), magie hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả, giảm nahnh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sa búi trĩ.
Trên dây là những thông tin về biểu hiện và các yếu tố gây bệnh trĩ giúp người bệnh nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh trĩ để tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị và phòng tránh tái phát bệnh trĩ bạn có thể liên hệ với tổng đài 1900.1259 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Theo Healthplus.vn