Bệnh trĩ giờ đây đã phổ biến trong cộng đồng xã hội. Vì tâm lý chủ quan của người bệnh mà những người bị bệnh trĩ thường đi khám bác sĩ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, lúc này phương pháp điều trị cũng phức tạp và kéo dài thời gian hơn. Hơn hết, khi bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh trĩ rất quan trọng đối với các bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các dạng trĩ phổ biến nhất hiện nay, làm thế nào để phân biệt các dạng trĩ? Làm thế nào để biết được mình đang bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp? Cùng tham khảo bạn nhé.

I. Bệnh trĩ nội.
Bệnh trĩ nội sẽ xuất hiện ở phía trong hậu môn, búi trĩ nằm trong hậu môn và điều này sẽ rất khó để chúng ta phát hiện ra. Trĩ nội, tri noi hình thành là do những nguyên nhân khác nhau tác động lên các tĩnh mạch, gây áp lực lên thành mạch hậu môn và từ đó hình thành nên các búi trĩ nội.
Khi bị trĩ nội, tri noi, bệnh nhân đi đại tiện sẽ có một ít máu dính vào phân hoặc ở giấy vệ sinh. Trong trường hợp, khi bạn đã thấy búi trĩ lòi ra ngoài, lúc này bệnh đã ở giai đoạn nặng và cần có phương pháp điều trị kịp thời.
II. Bệnh trĩ ngoại.
Trĩ ngoại, tri ngoai xuất hiện ở phía ngoài hậu môn. Đặc điểm chung của các dạng trĩ là nguyên nhân gây bệnh đều như nhau, do những tác động lên tĩnh mạch làm phồng các búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại sẽ dễ phát hiện hơn so với trĩ nội, bởi dấu hiệu dễ nhận biết nhất là người bệnh đi ngoài sẽ xuất hiện có máu và vì búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn nên dễ dàng cảm nhận được.
Biểu hiện rõ ràng nhất của trĩ ngoại, tri ngoai là bũi tĩnh mạch sưng phồng, lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, có mụn nước, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau nhức, đi đại tiện rất khó khăn. Ngoài ra, trĩ ngoại có thể kèm theo dịch bài tiết và gây sốt nhẹ cho người bệnh.

III. Bệnh trĩ hỗn hợp.
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại, dạng trĩ này thường xuất hiện xung quanh nếp gấp hậu môn. Do đám rối tĩnh mạch của trĩ nội và trĩ ngoại kết hợp thành, do đó, trĩ hỗn hợp mang đầy đủ các đặc tính của cả 2 dạng bệnh trĩ trên.
Biểu hiện rõ rệt nhất của trĩ hỗn hợp là niêm mạc trực tràng và da hậu môn cùng thoát ra ngoài, người bệnh có cảm giác đau nhức, các triệu chứng viêm nhiễm thường xuyên lặp đi lặp lại.
Bệnh trĩ nếu như đã bước sang giai đoạn nặng hơn thì quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn và kéo dài nhiều thời gian hơn. Vì vậy, mỗi người nên điều chỉnh lại cách sinh hoạt và làm việc sao cho khoa học để phòng bệnh trĩ trước khi nó có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân bạn. Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn về cách điều trị, phòng bệnh trĩ để không phát triển sang giai đoạn nặng hơn.
Theo Healthplus.vn