Hỏi:
Cháu bị bệnh trĩ từ 30/4/2011 tới nay đã hơn 1 năm. Cách đây 9 tháng cháu đi ngoài bị chảy máu và có hiện tượng đau rát hậu môn. Sau đó cháu ngâm nước nóng và cho thêm một ít muối iốt để ngâm và đã đỡ hơn một thời gian, tới nay cháu cảm thấy bệnh đã nặng hơn trước. Cháu đi ngoài rất đau, nhưng lại không chảy máu. Khi ngồi trên ghế thấy rất khó chịu. Ngồi lâu thì tê hết vùng 2 bên mông. Cháu xin ý kiến tư vấn hiện giờ cháu bị bệnh ở cấp độ mấy và có nên đi phẫu thuật không ạ. Cháu xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn! Trước tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi!
Trĩ nội là hiện tượng các tĩnh mạch trĩ ở phía trên đường lược do chịu nhiều áp lực, búi trĩ sưng phồng, đau rát, chảy máu, chảy dịch, sa búi trĩ, Trĩ nội được chia làm 4 mức độ:

Bệnh trĩ chuyển nặng sau 9 tháng
- Độ 1: Trĩ cương tụ, giai đoạn này búi trĩ chưa to, bắt đầu phù nề trong lòng ống hậu môn, táo bón đi kèm, chèn ép búi trĩ gây tổn thương và chảy máu khi đi cầu.
- Độ 2: Búi trĩ phát triển và to hơn, sa trĩ khi rặn mỗi khi đi cầu tuy nhiên tự co lên sau khi đi cầu.
- Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể tự động co lên được, người bệnh phải dùng tay đẩy lên, giai đoạn này máu chảy ít, hiện tượng đau rát cũng không nhiều chính vì vậy một số người bệnh thường chủ quan mà không biết rằng đây là giai đoạn cuối cùng có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn.
- Độ 4: Búi trĩ sa thường trực, làm cách nào cũng không thể đẩy lên, gây đau đớn cho người bệnh, kèm theo hiện tượng phù nề, chảy dịch… nếu không được điều trị ngay sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, sa nghẹt trĩ, hoại tử búi trĩ.
Do bạn không nêu rõ triệu chứng của bệnh cho nên chúng tôi không thể xác định mức độ bệnh trĩ của bạn và đưa ra lời khuyên chính xác. Tốt nhất bạn nên đi khám để biết rõ bệnh tình, mức độ bệnh của mình và định hướng điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ chuyển nặng sau 9 tháng
Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để bệnh trĩ không phát triển nặng hơn:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế những thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nước giúp cơ thể trao đổi chất, bổ sung nước cho phân, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, những động tác Yoga tốt cho bệnh trĩ.
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, bạn nên rửa hậu môn bằng nước ấm sau khi đi cầu, không nên sử dụng khăn khô để lau vì rất dễ làm tổn thương búi trĩ.
- Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định, sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh táo bón nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo những loại thuốc được bào chế từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh trĩ an toàn hiệu quả như diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, chống táo bón, đương quy bổ máu, chống thiếu máu, rutin(chiết xuất hoa hòe) có tác dụng tăng trương lực cơ trơn, tăng khả năng chịu đựng của tĩnh mạch, làm bền thành mạch, tinh chất nghệ dưới dạng meriva tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra, magie bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa táo bón, nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ, giảm nhanh các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ chuyển nặng sau 9 tháng mà bạn quan tâm, để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với tổng đài 1900.1259 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Chúc bạn sớm khỏi b ệnh!
Theo Healthplus.vn