Thuốc hóa chất thường bị coi là vũ khí sát thương mù quáng, vì không biết phân biệt địch, ta. Trong khi sát thương các tế bào ung thư thì đồng thời cũng sát thương số lượng khá lớn các tế bào bình thường. Cần trang bị kiến thức về các phản ứng phụ để có sự chuẩn bị tốt hơn. Sau khi tiếp nhận hóa chất điều trị và ứng phó với các phản ứng xảy ra sau khi tiêm truyền hóa chất thì phản ứng phụ nhiều hay ít không có nghĩa là tác dụng của hóa chất là tốt hay xấu, mà chỉ có nghĩa là sức chịu đựng của bệnh nhân như thế nào khi dùng thuốc.
Trên thực tế, do các bác sĩ đã có sự đi sâu nghiên cứu để hiểu hơn về hóa chất, do đã tìm ra được những loại thuốc mới ứng dụng vào điều trị thì các phản ứng phụ đã không còn là điều đáng ngại như trước đây. Những phản ứng ức chế các hoạt động tạo máu của xương, phản ứng nôn mửa đều đã có biện pháp xử lý rất tốt.

Dưới đây là những cách giảm thiểu xuống mức thấp nhất một số phản ứng phụ thường gặp khi điều trị ung thư bằng hóa chất.
I. Buồn nôn và nôn mửa.
Nôn là một phản ứng sinh lý rất bình thường khi trong cơ thể có chất độc, đó là phản ứng có tỉnh bảo vệ đối với cơ thể, như người uống nhiều rượu khi say sẽ nôn mửa. Nhưng cũng là sai lầm nếu nghĩ rằng, sau khi có chất độc vào cơ thể thì phản ứng buồn nôn và nôn mửa có thể giúp cho việc thải hết độc tố ra ngoài cơ thể.
Thực ra, phản ứng buồn nôn và nôn mửa rất khác nhau tùy từng người và từng loại hóa chất. Có người không có phản ứng nôn mà chỉ cảm thấy buồn nôn một chút. Trong khi đó thì có người sau khi tiêm, truyền hóa chất thì bị nôn mửa nhiều, thậm chí sau khi tiêm, truyền hóa chất một thời gian lâu mà vẫn còn nôn gây ảnh hưởng nghiêm trong tới việc ăn uống.
Buồn nôn và nôn mửa là phản ứng thường thấy ở người sử dụng hóa chất trong điều trị, có tới 70 – 80% bệnh nhân sử dụng hóa chất có phản ứng buồn nôn và nôn mửa. Hiện tượng nôn mửa có thể thấy được theo 3 loại: cấp tính, từ từ và theo phản xạ có điều kiện.
Một số loại hóa chất gây cảm giác nôn nao trong dạ dày khiến bệnh nhân buồn nôn. Buồn nôn nhiều thì sẽ nôn mửa. Nếu bệnh nhân chỉ cảm thấy sự buồn nôn và nôn mửa là tạm thời và có thể mau qua khỏi cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và hộ lý để có biện pháp giảm bớt triệu chứng này.
Một số biện pháp làm giảm thiểu buồn nôn và nôn mửa dưới đây, tùy bệnh nhân lựa chọn:
– Ăn và uống nước từ từ, tránh ăn quá nó, một ngày nên ăn thành nhiều bữa với số lượng vừa phải.
– Không vừa ăn vừa uống nước, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn một tiếng đồng hồ.
– Không ăn đồ ngọt, đồ rán, nướng hoặc thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nên uống nước ép trái cây.
– Thức ăn quá nóng, có mùi vị mạnh rất dễ gây buồn nôn hoặc nôn mửa, tốt nhất nên ăn thức ăn nguội.
– Nếu thấy buồn nôn vào buổi sáng ngủ dậy, hãy thử ăn một ít bánh bích quy trước khi rời khỏi giường hoặc một số loại bánh khô như bánh mì nướng.
– Ngậm gừng sống, cục nước đá, kẹo bạc hà,….
– Tránh những mùi gây buồn nôn: mùi bốc lên khi nấu ăn, mùi thuốc lá, mùi nước hoa,…
– Ăn xong nên ngồi nghỉ một lúc không nên đi nằm ngay.
– Khi cảm thấy buồn nôn hãy thở thật sâu và chậm.
– Nói chuyện với người nhà, bạn bè, xem tivi, nghe âm nhạc để phân tán sự chú ý, quên đi cảm giác buồn nôn.
– Không nên hoạt động, suy nghĩ nhiều.

II. Táo bón hoặc tiêu chảy.
Một số hóa chất có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy. Thuốc chống nôn cũng gây táo bón. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanhh, quả tươi là biện pháp hữu hiệu giúp giảm bớt tình trạng táo bón, nếu trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ kê thuốc chống táo bón, đại tiện sẽ bình thường trở lại.
Vấn đề chú ý là khi sử dụng các loại hóa chất đặc biệt, nếu bị tiêu chảy thì không nên tự xử lý, mà phải kịp thời thông báo cho bác sĩ biết, vì có khi chỉ tiêu chảy nhẹ nhưng lại là báo hiệu ban đầu của một đợt tiêu chảy nặng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
– Trong thời gian sử dụng hóa chất không ăn loại rau có xơ dài như rau cần để tránh kích thích tiêu chảy.
– Cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống có tính kích thích như café, chè đặc, rượu.
– Bớt ăn cay, nướng, rán.
– Chú ý hấp thu các thức ăn có nhiều nước, kali, uống nước lọc, ăn táo. Các loại có chứa nhiều kali như: quýt, khoai tây, chanh, cam…
– Trước khi dùng hóa chất bệnh nhân đại tiện bình thường nhưng sau khi dùng hóa chất bị tiêu chảy mỗi ngày quá 5 lần thì ngừng sử dụng thuốc hóa chất ngay.
– Sau khi ngừng dùng hóa chất thì tiêu chảy cũng sẽ bớt dần, nếu vẫn có thì cần thông báo cho bác sĩ để được sử dụng thuốc kịp thời.
Theo Healthplus.vn