Phần trực tràng hậu môn nằm ở đoạn cuối đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những đặc điểm giải phẫu về phần hậu môn của con người.
I. Vùng lược.
Vùng liên kết hậu môn và trực tràng được gọi là vùng lược, cách hậu môn khoảng 1cm, về mặt giải phẫu, vùng này rất quan trọng. Phần phía tây vùng lược là trực tràng, có kết cấu mô khác với khu hậu môn ở phần dưới vùng lược.

– Mạch máu phía trên vùng lược là mạch máu phía trên trĩ, trĩnh mạch của nó nối với tĩnh mạch hậu môn, mạch máu phía dưới vùng lược là mạch máu dưới phần trĩ, tĩnh mạch của nó thuộc hệ thống tĩnh mạch khoang dưới.
– Thần kinh phái trên vùng lược thuộc hệ thống thần kinh thực vật, thần kinh phía dưới vùng lược thuộc hệ thống thần kinh tủy sống.
– Tuyến dịch limpha phần trên vùng lược nối với hạch limpha nội tạng. Tuyến dịch limpha phần dưới vùng lược nối với hạch limpha của bụng và đùi.
– Niêm mạc phần trên vùng lược là phần đa dạng hình trụ, niêm mạc phần dưới vùng lược là phần đa dạng vẩy cá.
II. Mạch máu.
Trực tràng hậu môn có rất nhiều mạch máu, là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng phong phú, có khả năng chống lây nhiễm cao, nhưng lại là cơ sở để hình thành bệnh trĩ. Đặc biệt là tĩnh mạch trực tràng hậu môn hình thành 2 chùm tĩnh mạch:
– Chùm tĩnh mạch trĩ nội: nằm ở phần dưới vùng lược và trong lớp dưới niêm mạc. Có 3 khu vực tương đối rõ ràng là khu phía trước bên phải, khu phía sau bên phải và khu bên trái là những khu dễ dàng phát sinh bệnh trĩ.
– Chùm tĩnh mạch trĩ ngoại: nằm ở ngoài lớp cơ trực tràng.
III. Tổ chức tuyến dịch limpha.
Tổ chức này hết sức phức tạp, là một trong những kết cấu quan trọng để chống lây nhiễm, được chia làm 2 nhánh trên dưới, nằm trên vùng lược là nhánh trên, nhánh này thông với hạch limpha của lưng. Nằm dưới vùng lược là nhánh dưới, nhánh này thống với hạch limpha của bụng và đùi.

IV. Thần kinh.
Thần kinh trực tràng hậu môn phân bố tương đối đặc biệt. Trực tràng của phần trên vùng lược do thần kinh nội tạng của thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm phân bố và thuộc hệ thần kinh không cảm giác và không đau, da của cửa hậu môn và của ống hậu môn ở phần dưới vùng lược do thần kinh trong âm bộ của hệ thống thần kinh tủy phân bố và thuộc hệ thống thần kinh có cảm giác và có đau, do sự phát triển của thần kinh cảm giác dưới vùng lược, nên nếu cơ vòng bị co dãn hay bị kích thích, lập tức sẽ dẫn đến đau đớn.
V. Ống hậu môn, cửa hậu môn.
Những kết cấu đặc biệt như ống hậu môn, van hậu môn, hang hậu môn, đầu vú hậu môn,…. Có mối quan hệ mật thiết với bệnh trĩ.
– Ống hậu môn: nằm ở phía dưới trực tràng, độ dài 2 – 3 cm, không bị màng bụng che lấp, xung quanh có các cơ vòng trong và ngoài bao quanh, khi bình thường là các khía dọc, khi đi đại tiện sẽ chuyển sang dạng ống. Lớp ngoài của ống hậu môn, phía trên là phần da có thể di chuyển được, phía dưới là phần da có dạng vẩy cứng.
– Van hậu môn: van hậu môn do phần cuối cột trực tràng và niêm mạc trên ống hậu môn liên kết với nhau, có dạng nếp gấp hình bán nguyệt giữa phần cuối của 2 cột trực tràng.
– Hang hậu môn: là những hốc nhỏ do van hậu môn và giữa những cột trực tràng tạo thành.
– Đầu vú hậu môn: đầu vú hậu môn nằm ở phía dưới van hậu môn hoặc chỗ giao nhau giữa ống hậu môn và cột trực tràng, thường có 2 – 6 hình tam giác, các núm có màu hơi vàng nhạt và lồi lên.
Theo Healthplus.vn