Câu hỏi:
Chào bác sĩ.
Em đang bị bệnh trĩ. Hiện tại nó bị sa ra ngoài khỏang 1 đốt ngón tay, chỉ có 1 múi. Em đi đại tiện bình thường, không hay bị bón. Mà tự nhiên lại bị bệnh này. Em nghe nói Trĩ được phân làm nhiều loại, xin hỏi em bị Trĩ gì? Và khi em sinh đẻ thì có ảnh hưởng gì không? em có thể sinh thường đc ko? Nếu em đi chữa bệnh thì mất khỏang bao lâu thì hết bệnh? Bác sĩ có địa chỉ chữa bệnh nào uy tín, giới thiệu giúp em.
Cám ơn bác sĩ !
Dược sĩ Lê Phương trả lời:
Chào bạn!
Phân loại bệnh Trĩ và cách điều trị
Theo mô tả thì chắc chắn bạn đã bị bệnh Trĩ, búi Trĩ đã sa ra ngoài tức là bạn đã bị Trĩ nội từ độ 2 trở lên hoặc Trĩ ngoại. Bạn nên đi khám để biết rõ bệnh tình của mình hơn. Trĩ được chia làm 3 loại chính:

Phân loại bệnh trĩ và cách chữa trị
Trĩ nội: được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch Trĩ, nếu bạn bị Trĩ nội thì bạn đang ở độ 2 trở lên.
Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính, ban đầu máu chảy kín, dính trên phân hay giấy vệ sinh, không có búi Trĩ sa ra, chỉ thấy hiện tượng đau rát, ngứa ngáy và chảy máu.
Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự co lên kèm theo là hiện tương máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu không thể tự co lên được, Phải dùng tay đẩy mới lên, giải đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì đau.
Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực làm thế nào cũng không thể đẩy lên được, có thể dẫn đến sa nghẹt Trĩ, hoại tử búi Trĩ.
Trĩ ngoại: Là hiện tượng những búi Trĩ hình thành phía dưới đường lược, không thể co vào bên trong như Trĩ nội, người bệnh có thể sờ, nhìn thấy búi Trĩ bằng mắt thường, Trĩ ngoại thường ít chảy máu tuy nhiên đau nhức, ngứa ngáy khiến bệnh nhân khó chịu.
Trĩ hỗn hợp: tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Trĩ

Phân loại bệnh trĩ và cách chữa trị
Ngoài nguyên nhân táo bón, có một số nguyên nhân hay gây bệnh Trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, kiết lỵ, mót rặn), chế độ ăn uống không khoa học, uống ít nước, sử dụng nhiều đồ cay nóng, chất kích thích…, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn nên điều trị khỏi hẳn bệnh trĩ trước khi mang thai, vì quá trình mang thai và sinh đẻ sẽ làm bệnh nặng lên rất nhanh do tác động của bào thai và quá trình rặn đẻ.
Cách điều trị bệnh Trĩ hiệu quả
Trĩ không phải là bệnh khó điều trị tuy nhiên bệnh Trĩ cần được chữa trị càng sớm càng tốt, bệnh càng nặng thời gian điều trị càng lâu và càng khó điều trị dứt điểm. đối với Trĩ nội độ 3 trở xuống, Trĩ ngoại, Trĩ hỗn hợp thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp nội khoa, điều trị bảo tồn để chữa bệnh Trĩ mà không cần phải phẫu thuật.
Trĩ là bệnh cần phải được điều trị trong khoảng thời gian dài chính vì vậy bạn nên sử dụng dược phẩm, TPCN được bào chế từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài.
TPCN An Trĩ Vương có thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên như: Diếp cá, Đương quy, Rutin(hoa hòe), Meriva(tinh chất nghệ phospholipid hóa) và Magie, hỗ trợ điều trị bệnh Trĩ nhanh chóng hiệu quả.
Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!
Theo Healthplus.vn