1. Chất lượng của giấc ngủ
Khi giấc ngủ đạt được đầy đủ cả hai tiêu chuẩn “chất” và “lượng” thì giấc ngủ của bạn mới thật sự sâu và ngon:
“Chất” của giấc ngủ
“Chất” của giấc ngủ được hiểu rằng độ sâu của giấc ngủ khi giấc ngủ ở trạng thái dao động chậm và tỷ lệ trạng thái giấc ngủ dao động nhanh chiếm lâu hơn trong cả quá trình giấc ngủ. Khi ngủ sâu não mới có thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và ở trong trạng thái hoàn toàn vô ý thức. Do vậy, giấc ngủ sâu là sự đảm bảo tốt nhất cho trí não được hoàn toàn nghỉ ngơi. Ngoài ra trạng thái ngủ dao động nhanh có thể giúp cơ thể được hoàn toàn thả lỏng, nghỉ ngơi, hơn nữa lúc này các tế bào trong não rất nhanh nhạy, có thể thúc đẩy sự phát triển của trí não. Vì vậy chỉ khi ngủ sâu và trạng thái giấc ngủ dao động nhanh chiếm tỷ lệ thích hợp trong quá trình giấc ngủ thì “chất” của giấc ngủ mới thật sự được bảo đảm.

“Lượng” của giấc ngủ
Nhiều người hiểu rằng “lượng” của giấc ngủ chính là thời gian ngủ. Thực tế cách kiểu này không phải là hoàn toàn chính xác. Bởi vì nếu nhưkhông đảm bảo có một giấc ngủ sâu và đầy đủ thì chỉ có ngủ nhiều đến mấy thì cũng không thể có hiệu quả thực sự tốt cho cơ thể.
Từ đó có thể thấy, ngủ sâu chính là nhân tố quantrọng quyết định đến chất lượng của giấc ngủ.
2. Tiêu chuẩn của chất lượng giấc ngủ
Những con số tiêu chuẩn
Để cơ thể đảm bảo chất lượng giấc ngủ thì trạng thái giấc ngủ dao động nhanh phải chiếm tỷ lệ thích hợp trong quá trình giấc ngủ tuỳ theo từng độ tuổi khác nhau. Đối với trẻ nhỏ tỷ lệ này chiếm 50%. Tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng giảm, khoảng 3 đến 5 tuổi tỉ lệ này là 40%, từ 6 đến 10 tuổi là 25%, từ 10 đến 17 tuổi là 20%, người lớn là 18% và người già giảm xuống còn 15%.

Những tiêu chuẩn cho trạng thái giấc ngủ
– Trong chu kỳ giấc ngủ đầu tiên, cơ thể phải mất một khoảng thời gian chỉ ngủ chập chờn, khoảng 10 phút, rồi sau đó mới bắt đầu đi vào giai đoạn tiếp theo của trạng thái giấc ngủ dao động chậm.
– Khoảng thời gian ngủ sâu phải chiếm khá lâu trong quá trình của giấc ngủ.
– Khi ngủ phải yên tĩnh, không bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài.
– Ban ngày thể lực dồi dào, tinh thần sảng khoái, minh mẫn, không bị mệt mỏi.
Tiêu chuẩn về thời gian giấc ngủ: Một giấc ngủ bình thường thì thường phải kéo dài từ 6 tiếng đến 9 tiếng.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian giấc ngủ

Do bản thân cơ thể tác động
Thời gian của giấc ngủ còn phải tùy thuộc vào từng người khác nhau. Nhân tố gen di truyền, điều kiện làm việc của từng người khác nhau đều có ảnh hưởng khác nhau đến thời gian giấc ngủ. Ví dụ: Có những người sống trong một đại gia đình mà tất cả các thành viên đều ngủ rất ít. Điều này có thể là do nhân tố di truyền quyết định. Một số người thì do công việc quá bận rộn, họ không có nhiều thời gian để ngủ nên ngủ rất ít.
Sự biến đổi của thời tiết
Thường thì chúng ta ngủ ít hơn vào mùa xuân và mùa hè, ngủ nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông. Không những thế còn xuất hiện một hiện tượng rất đặc biệt đó là buồn ngủ vào mùa xuân. Vào mùa xuân, huyết trong cơ thể dãn ra, máu ở trong lớp da rất nhiều nhưng lượng máu lưu thông lên não lại ít vì thế não không đủ dinh dưỡng và các dưỡng khí. Các cơ quan trong não không nhanh nhạy và linh hoạt như trước, vì vậy dễ gây ra cảm giác buồn ngủ.
Theo Healthplus.vn